Đánh chết kẻ trộm có phải đi tù không?

Hiện nay, tình trạng trộm cắp đang ngày một gia tăng trong xã hội. Khi chủ nhà bắt gặp trộm “ghé thăm” thường mất kiểm soát, quá giận dữ mà đánh bị thương thậm chí đánh chết kẻ trộm. Vậy với các trường hợp đánh chết kẻ trộm thì có phải đi tù không?

Đánh chết kẻ trộm – từ nạn nhân thành người phạm tội?

Biết rằng, khi thấy trộm đang thực hiện hành vi phạm tội thì người nào cũng rất tức giận. Lúc này, tinh thần đang không được bình tĩnh, con người sẽ dễ có nhiều hành vi quá khích dẫn đến hậu quả không ai lường trước được.

Theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Hình sự 2015, khi bắt giữ người phạm tội, không còn cách nào khác buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây nên thiệt hại cho người đó thì không phải tội phạm.

Tuy nhiên, dù vì nguyên nhân gì, đánh chết kẻ trộm là đã tước đoạt tính mạng của người khác nên người thực hiện hành vi này phải chịu trách nhiệm hình sự.

Đánh chết kẻ trộm có phải đi tù không? (Ảnh minh họa)


Hình phạt nào dành cho hành vi đánh chết kẻ trộm?

Bởi hành vi đánh chết kẻ trộm là hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của người khác nên người thực hiện hành vi này tùy vào tính chất, mức độ mà có thể phạm tội:

- Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, khi phạm tội giết từ 02 người trở lên sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; Nhẹ hơn thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

- Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm; Nặng hơn khi giết từ 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Bởi vậy, mặc dù hành vi ăn trộm là hành vi rất đáng lên án và đáng chịu sự trừng phạt của pháp luật nhưng không nên vì một phút tức giận mà giết người. Biện pháp tốt nhất là nên bắt giữ và báo ngay cho các cơ quan có chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Chống trả người bắt trộm có chuyển thành tội cướp tài sản?

Nguyễn Hương

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục