Đánh bài ăn tiền giá trị bao nhiêu bị xử lý hình sự?

Đánh bài là một trong những trò chơi nhiều người dùng để “giải trí”. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đánh bài ăn tiền là một trong những tội bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Vậy, với số tiền bao nhiêu thì người đánh bài sẽ bị xử lý hình sự?

Đã đánh bài ăn tiền là vi phạm pháp luật

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP thì đánh bạc trái phép là hành vi sử dụng một trong các hình thức như: xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật….

Như vậy, hành vi đánh bài ăn tiền là hành vi thuộc nhóm đánh bạc trái phép và là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi đánh bạc trái phép bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với hành vi đánh bài ăn tiền là phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng.

Đánh bài ăn tiền giá trị bao nhiêu bị xử lý hình sự?

Đánh bài ăn tiền là hành vi vi phạm pháp luật (Ảnh minh họa)


Đánh bài với giá trị bao nhiêu thì bị xử lý hình sự

Như phân tích ở trên, chỉ cần xuất hiện hình thức đánh bạc mà người thực hiện hành vi nhận được hoặc mất đi tiền, hiện vật thì đã được cho là vi phạm pháp luật về hành vi đánh bạc trái phép.

Tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hành vi đánh bạc nếu được hoặc mất với giá trị tiền hoặc hiện vật như sau sẽ bị xử lý hình sự:

- Dưới 05 triệu đồng nhưng có các hành vi sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc trái phép;

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về Tội đánh bạc hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Từ 05 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Từ 50 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Như vậy, dù số tiền nhận được hoặc mất đi có nhỏ hơn 05 triệu đồng nhưng có các hành vi theo quy định của pháp luật đã nêu ở trên thì người thực hiện hành vi đánh bạc vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, với Tội đánh bạc, người thực hiện hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng.

Từ những phân tích trên, có thể thấy đánh bạc dù bằng bất kỳ hình thức nào hoặc với số tiền bất kỳ nào cũng đều làm hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm:

Cờ bạc vui xuân coi chừng "mất Tết"

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

[Tổng hợp] Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lừa đảo là hành vi được thực hiện bằng các thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hiện nay, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự với 4 khung hình phạt tùy theo mức độ vi phạm.

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.