Đảng viên nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn bị xử lý kỷ luật

Đảng viên vi phạm sẽ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức hoặc khai trừ. Đảng viên sau khi nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn có thể bị xem xét xử lý kỷ luật.

 

 
 

 

 
 

Thời gian qua, trên địa bàn cả nước, số tổ chức Đảng và Đảng viên vi phạm kỷ luật có chiều hướng gia tăng. Theo báo cáo, trong 06 tháng đầu năm 2017, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tiến hành kiểm tra 855 tổ chức Đảng và hơn 3.500 Đảng viên, trong đó, riêng Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra 09 tổ chức Đảng và 15 Đảng viên, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 01 tổ chức Đảng và 06 Đảng viên.

Cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật 87 tổ chức Đảng và hơn 6.000 Đảng viên, tăng 61% tổ chức và 16% số Đảng viên so với cùng kì năm ngoái. Ủy ban Kiểm tra các cấp cũng đã thi hành kỷ luật hơn 1.600 Đảng viên, tăng 25% so với cùng kì năm ngoái; trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thi hành kỷ luật 07 Đảng viên; Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị thi hành kỷ luật 1.641 Đảng viên.

Đảng viên vi phạm kỷ luật không chỉ làm giảm uy tín của tổ chức Đảng mà còn gây mất lòng tin trong nhân dân. Do đó, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật của Đảng viên là hết sức cần thiết để làm trong sạch đội ngũ Đảng, nâng cao năng lực cán bộ…

Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quyết định số 102-QĐ/TW quy định cụ thể về  nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với Đảng viên và các hình thức kỷ luật đối với từng vi phạm cụ thể…

Theo đó, tất cả Đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời. Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước...

Đảng viên nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn bị xử lý kỷ luật
Hình ảnh minh họa
 
Các hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức gồm: Khiển trách; cảnh cáo; cách chức; khai trừ; đối với Đảng viên dự bị là khiển trách hoặc cảnh cáo. Một nội dung vi phạm chỉ bị xử lý kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật.

Ngoài ra không được luân chuyển, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm; phong, tặng, công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước đối với Đảng viên đang được tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật.

Những vi phạm bị xem xét kỷ luật bao gồm các vi phạm về chính trị và nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng; Vi phạm chính sách, pháp luật của Nhà nước; Vi phạm về chế độ trách nhiệm, đạo đức lối sống, tín ngưỡng và tôn giáo.

Trong đó, Đảng viên có hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hóa gia đình; tham gia các hoạt động xét nghiệm, chẩn đoán để xác định giới tính thai nhi trái quy định; sinh con thứ ba… sẽ phải chịu hình thức kỷ luật là khiển trách; Khai trừ ra khỏi Đảng đối với trường hợp gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Đảng viên biết nhưng để bố, mẹ, vợ (chồng), con cùng sống trong gia đình tham gia đánh bạc, cho vay nặng lãi dưới mọi hình thức không có biện pháp ngăn chặn hoặc không báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì bị khiển trách; Đảng viên tham gia đánh bạc hoặc sử dụng các chất ma túy hoặc tham gia các tệ nạn xã hội khác sẽ phải chịu hình thức kỷ luật là cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ). Khai trừ ra khỏi Đảng đối với trường hợp Đảng viên có hành vi cho vay nặng lãi, tổ chức sản xuất, bán hoặc lưu hành, tán phát các văn hóa phẩm có nội dung cấm, độc hại…

Trường hợp Đảng viên bố trí bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và làm những công việc trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách trái quy định hoặc để cấp phó, người đại diện hoặc người được mình ủy quyền làm trái quy định của Đảng và Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, thực thi công vụ sẽ bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).

Để tìm hiểu thêm về các quy định khác, bạn đọc tham khảo thêm:

Quyết định 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về việc xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm

 

 

 

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?