Đang tham gia nghĩa vụ quân sự có được kết hôn?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Nhiều người thắc mắc rằng đang tham gia nghĩa vụ quân sự có được kết hôn hay không?


Luật Nghĩa vụ quân sự và những hành vi cấm

06 hành bị nghiêm cấm theo Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định gồm: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; Chống đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự;… trong đó không có quy định nào cấm người tham gia nghĩa vụ quân sự kết hôn.

Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định về chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, cụ thể từ tháng thứ mười ba trở đi được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Đang tham gia nghĩa vụ quân sự có được kết hôn?

Đang tham gia nghĩa vụ quân sự có được kết hôn? (Ảnh minh họa)


Nam từ đủ 20 tuổi trở lên được kết hôn

Vì độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 với công dân nam là đủ 17 tuổi trở lên nên phải đáp ứng số tuổi theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nam, nữ mới được kết hôn với nhau:

- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Bên cạnh đó, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 còn quy định các trường hợp cấm kết hôn trong đó không cấm người đang tham gia nghĩa vụ quân sự kết hôn, cụ thể:

- Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

- Yêu sách của cải trong kết hôn;

- Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi…

Như vậy, mọi trường hợp kết hôn đều tuân theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu người đang tham gia nghĩa vụ quân sự đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về điều kiện kết hôn, không vi phạm các hành vi cấm theo Luật Hôn nhân và Gia đình thì được kết hôn.

Trên đây là quy định liên quan về trường hợp kết hôn khi đang tham gia nghĩa vụ quân sự. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết về thủ tục đăng ký kết hôn để nắm rõ quy định của pháp luật hiện hành.


Xem thêm:

Làm thế nào để được nghỉ cưới nhiều hơn 3 ngày?

Sắp kết hôn, cần biết 5 quy định tổ chức đám cưới này

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Trước và sau khi kết hôn nhất định phải biết những điều này

Luật Hôn nhân và Gia đình: 10 điểm nổi bật nhất 2018

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục