Đăng ký tác phẩm phái sinh phải có văn bản đồng ý của tác giả?

Tác phẩm phái sinh được bảo hộ quyền tác giả nếu đáp ứng điều kiện theo quy định, vậy, khi đăng ký tác phẩm phái sinh có cần phải có văn bản đồng ý của tác giả tác phẩm gốc?

Đặc điểm của tác phẩm phái sinh

1. Được hình thành dựa trên tác phẩm đã có

Tác phẩm phái sinh được hình thành trên cơ sở một/những tác phẩm đã có. Tác phẩm có thể còn thời hạn hoặc hết thời hạn bảo hộ quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản.

Tùy vào từng trường hợp mà người làm tác phẩm phái sinh phải xin phép hoặc không cần xin phép chủ sở hữu tác phẩm gốc. Nhưng người sáng tạo tác phẩm phái sinh bắt buộc phải tôn trọng quyền nhân thân của tác giả tác phẩm gốc.

2. Không phải bản sao của tác phẩm gốc

Đối với quyền tác giả, pháp luật chỉ bảo hộ về mặt hình thức chứ không bảo hộ nội dung. Mặt khác, tác phẩm phái sinh không phải là bản sao của tác phẩm gốc. Do đó, trong nhiều trường hợp hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh phải khác biệt hoàn toàn hoặc khác biệt từng phần với hình thức thể hiện của tác phẩm gốc.

3. Phải có dấu ấn của tác phẩm gốc trong tác phẩm phái sinh

Tác phẩm phái sinh phải đảm bảo tính nguyên gốc dựa trên sự sáng tạo. Tức là khi nhìn vào tác phẩm phái sinh, người đọc phải liên tưởng đến tác phẩm gốc. Cũng cần nhắc lại rằng pháp luật không bảo hộ cho nội dung của tác phẩm, do đó sự liên tưởng này không làm mất đi tính nguyên gốc của tác phẩm phái sinh.

4. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm phái sinh được tạo ra

Giống như tác phẩm gốc, quyền tác giả của tác phẩm phái sinh là quyền tự động phát sinh ngay khi tạo ra tác phẩm, được pháp luật bảo hộ mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên, khi xảy ra tranh chấp hoặc khi phát hiện vi phạm, bản thân tác giả là người phải chứng minh về mặt nội dung của tác phẩm.

Đăng ký tác phẩm phái sinh phải có văn bản đồng ý của tác giả (Ảnh minh họa)

Đăng ký tác phẩm phái sinh phải có văn bản đồng ý của tác giả?

Theo khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

Trong đó, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền làm tác phẩm phái sinh là một trong những quyền tài sản quan trọng của chủ sở hữu quyền tác giả được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.

Theo đó, tổ chức, cá nhân muốn sử dụng quyền này cần phải xin phép và trả tiền thu lao, nhuận bút và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị (không phải xin phép và không phải trả nhuận bút, thù lao).

Đối chiếu với thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho tác phẩm phái sinh, theo quy định tại Điều 50, hồ sơ đăng ký bao gồm:

- Tờ khai đăng ký quyền tác giả được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

- Hai bản sao tác phẩm phái sinh đăng ký quyền tác giả

- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;

- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung.

Như vậy, trong thành phần hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả chỉ yêu cầu điền tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh và cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn chứ chưa bắt buộc phải nộp kèm với văn bản đồng ý của tác giả tác phẩm gốc.

Nếu còn vấn đề thắc mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp.

>> Tác phẩm phái sinh là gì? Có được bảo hộ quyền tác giả không?
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục