Từ vụ Độ Mixi, Tam Mao TV, PewPew: Đăng ký nhãn hiệu quan trọng thế sao?

Thời gian vừa qua xảy ra nhiều sự việc người nổi tiếng trên mạng xã hội bỗng nhiên bị người khác đăng ký mất bản quyền thương hiệu của mình, dù họ đã mất nhiều thời gian, công sức gây dựng thương hiệu đó. 

Câu chuyện của những người nổi tiếng và thương hiệu của họ 

Trước tiên là câu chuyện về streamer Độ Mixi. Vào năm 2019, Độ Mixi cho biết nhãn hiệu Mixi Food mà anh lập để cho vợ mình bán hàng đã bị đăng ký trước bởi một công ty luật, khiến sự việc bị lùm xùm trên mạng xã hội một thời gian khá dài sau đó. 

Mới đây là Tam Mao TV - kênh youtube sở hữu hàng triệu lượt đăng ký cũng gây xôn xao về vấn đề bản quyền. Chủ sở hữu kênh này chia sẻ đã không để ý đến việc đăng ký thương hiệu Tam Mao TV nên đến tháng 4/2021, thương hiệu cũng bị đăng ký mất bởi một “ông nào đó”. Và nguy cơ là kênh Tam Mao TV sẽ nhanh chóng bị bay màu trên Youtube do vi phạm bản quyền.

Thêm một youtuber khác cũng suýt phải ngậm trái đắng do chủ quan không đăng ký bản quyền cho thương hiệu của mình là Pew Pew. Dù đã nổi tiếng với thương hiệu này trong nhiều năm, nhưng mới đây, anh phát hiện ra thương hiệu của mình đang có người đăng ký trên Cục Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, sau đó, hai bên đã dàn xếp ổn thỏa và cuối cùng, người kia đã đồng ý chuyển đổi đăng ký của mình sang cho anh.

Như vậy, có thể thấy mô típ chung trong các câu chuyện trên là người sở hữu thương hiệu đã mất rất nhiều thời gian, công sức, tâm huyết để gây dựng thương hiệu của mình, đưa thương hiệu phủ sóng rộng rãi trên cộng đồng mạng, nhưng lại quên mất một điều căn bản rất quan trọng là Đăng ký thương hiệu đó với Cục Sở hữu trí tuệ.

Và vào một ngày nào đấy, thương hiệu của họ đã bị người khác đăng ký. Khi đó, dù là người sáng tạo ra thương hiệu, nhưng chính họ sẽ đối mặt với nguy cơ mất thương hiệu, thậm chí là bị kiện vì vi phạm bản quyền.

Đăng ký bản quyền quan trọng thế nào?  

Trước tiên, bạn cần hiểu rằng theo quy định của pháp luật hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Thế nhưng trên thực tế, việc đăng ký nhãn hiệu lại vô cùng quan trọng.

Nếu có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp, bạn được xác nhận là chủ sở hữu của nhãn hiệu đó. Giấy này cũng là cơ sở pháp lý để bạn độc quyền khai thác mọi lợi ích thương mại đối với thương hiệu, là cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chống lại các hành vi xâm hại nhãn hiệu.  

Nói tóm lại, chỉ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bạn mới có thể nắm đằng chuôi trong các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu. Nếu chưa có Giấy chứng nhận, bạn vẫn chưa được pháp luật công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu, dù bạn là người tạo ra nó, người đầu tiên sử dụng nó hay là người đã sử dụng nó ổn định, lâu dài nhiều năm.

dang ky ban quyen quan trong the nao

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào? 

Theo Quyết định 3675/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ, để đăng ký nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

- 02 bản Tờ khai đăng ký theo Mẫu

- 05 Mẫu nhãn hiệu kích thước 80 x 80 mm và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Nơi nộp hồ sơ: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cần nộp đến Cục Sở hữu trí tuệ ở đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ngoài ra, cũng có thể nộp đến Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ ở Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hình thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. 

Chi phí phải nộp: Xem tại đây  

Thời hạn giải quyết: 

- Thẩm định hình thức là 01 tháng từ ngày nộp đơn;

- Công bố đơn trong thời hạn 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung đơn không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Như vậy, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bạn phải nộp hồ sơ, làm thủ tục và chờ đợi một khoảng thời gian tương đối dài. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu, thì đây vẫn là việc hết sức cần thiết mà bạn phải làm, nếu không muốn một ngày nhãn hiệu của mình bị người khác "cuỗm mất".

Trên đây là thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu quan trọng thế nào? Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192.  



>> Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu mới nhất
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam?

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam?

Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam?

Người nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức, trong đó hộ kinh doanh là một loại hình kinh tế phù hợp cho những người nước ngoài muốn kinh doanh nhỏ, lẻ. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào cũng có đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh.