Dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Taxi truyền thống đang vi phạm Luật Cạnh tranh?

Dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Taxi truyền thống đang vi phạm Luật Cạnh tranh?
Hành động dán khẩu hiệu, biểu ngữ phản đối Uber, Grab của một số tài xế taxi truyền thống thể hiện sự cạnh tranh không lành mạnh và có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

Grab và Uber cùng có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2014. Chỉ trong chưa đầy 03 năm, Grab, Uber đã trở thành loại hình dịch vụ vận tải tương đối phổ biến tại các đô thị lớn của Việt Nam. Mang lại nhiều lợi ích hơn so với loại hình taxi truyền thống, Grab và Uber trở thành là lựa chọn ưu tiên số 1 của nhiều người. Tuy nhiên, chính sự tồn tại của loại hình vận tải hiện đại này đã mang lại bức xúc cho các hãng taxi và tài xế taxi truyền thống. Nhiều tài xế cho biết, hoạt động của Uber và Grab đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của taxi truyền thống, cụ thể là doanh thu của họ bị giảm sút.

Trong ngày 08/10, nhiều taxi truyền thống hoạt động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã dán biểu ngữ để phản đối taxi Grab và Uber. Những khẩu hiệu như: “Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam” hay “Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh” được dán phía đuôi xe taxi thu hút sự chú ý của nhiều người.

Trước đó, nhiều taxi tại Hà Nội cũng mang theo những biểu ngữ, khẩu hiệu để phản đối hoạt động của Grab và Uber. Khác với những khẩu hiệu được các tài xế Sài Gòn dán lên xe, nhiều tài xế taxi tại Hà Nội lại chọn khẩu hiệu có nội dung khá chi tiết: “50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỷ nhưng chỉ nộp thuế 15.8 tỷ. Vậy ngân sách thất thu ở đâu?”.

Tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ban hành ngày 07/01/2016, Bộ Giao thông Vận tải cho phép triển khai thí điểm loại hình Grab trong thời gian 02 năm (từ tháng 01/2016 đến tháng 01/2018) tại 05 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh. Trong thời gian thực hiện thí điểm, các đơn vị tham gia phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật.

Dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Taxi truyền thống đang vi phạm Luật Cạnh tranh?

Dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab: Taxi truyền thống đang vi phạm Luật Cạnh tranh?
Những khẩu hiệu phản đối được dán lên xe taxi truyền thống
Quay trở lại câu chuyện đang “hot” mấy ngày qua, vậy hành động dán khẩu hiệu phản đối của những tài xế taxi truyền thống có vi phạm pháp luật không?

Trước tiên, nếu chỉ xét đến nội dung trên những khẩu hiệu mà nhiều tài xế taxi sử dụng có thể dễ dàng nhận thấy, đối tượng mà những khẩu hiệu này nhắm đến là Grab và Uber. Nội dung yêu cầu hai loại hình dịch vụ vận tải này ngừng hoạt động vì “bất công trong điều kiện kinh doanh” hay “yêu cầu tuân thủ pháp luật Việt Nam”… mang tính gièm pha, bêu xấu, hạ uy tín của Grab, Uber, nhất là khi chưa có kết luận nào của cơ quan Nhà nước về việc Grab trốn thuế hay làm thất thu thuế của ngân sách.

Điều 43 Luật Cạnh tranh 2004 có nêu: Cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Cũng theo Luật này, gièm pha doanh nghiệp khác được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Điều 39). Trong trường hợp này, Uber và Grab nếu thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại thì có quyền khởi kiện.

 Điều 31 Nghị định 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh có nêu: Phạt tiền từ 10-50 triệu đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác. Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác…

Mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi gièm pha doanh nghiệp khác được quy định tại Điều này là 150 triệu đồng (khoản 3). Ngoài bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong số hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục sau: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm; Buộc cải chính công khai.

“Cuộc chiến” giữa taxi truyền thống với loại hình taxi Grab, Uber hiện đang khá phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, các cơ quan chức năng cần có những giải pháp tạo môi trường kinh doanh bình đẳng để giúp các loại hình taxi hoạt động suôn sẻ, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Để tìm hiểu thêm về những quy định được nêu trong bài, bạn đọc tham khảo:

Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 của Quốc hội

Nghị định 71/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

Quyết định 24/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng

Chính thức có Luật Cạnh tranh 2018

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

“Phớt lờ” mức phạt đến 40 triệu đồng, nhiều cửa hàng vẫn bán công khai SIM rác

Theo quy định tại Nghị định 49/2017/NĐ-CP, bán SIM rác, bán SIM không được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, nhu cầu mua và bán loại SIM này vẫn không hề có dấu hiệu giảm xuống.