Dân Hà Nội 'méo mặt' vì giá trông giữ xe lại tăng…

Hà Nội đã tăng giá trông giữ xe được gần một tuần, theo nhận định, việc tăng giá trông giữ xe đang góp phần làm tăng áp lực cho người dân khi phải cùng lúc gánh quá nhiều chi phí…

Theo Quyết định số 44/2017/QĐ-UBND được UBND Thành phố Hà Nội ban hành ngày 15/12/2017, giá trông giữ xe tại Hà Nội đã bắt đầu được điều chỉnh tăng từ ngày 01/01/2018.

Cụ thể, giá dịch vụ trông giữ xe máy tại địa bàn các quận; các địa điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa là 5.000 đồng/xe/lượt vào ban ngày, 8.000 đồng/xe/lượt vào ban đêm; 12.000 đồng/xe/lượt nếu trông cả ngày và đêm và 120.000 đồng/xe/tháng. Trước đó, tại Quyết định số 58/2016/QĐ-UBND, mức giá này được quy định lần lượt là 3.000 đồng/xe/lượt (ban ngày); 5.000 đồng/xe/lượt (ban đêm); 7.000 đồng/xe/lượt (cả ngày và đêm) và 70.000 đồng/tháng. Giá trông giữ xe đạp cũng được điều chỉnh tăng từ 2.000 đồng/xe/lượt lên 3.000 đồng/xe/lượt vào ban ngày; từ 3.000 đồng/xe/lượt lên 5.000 đồng/xe/lượt vào ban đêm. Giá trông xe đạp theo tháng là 70.000 đồng/tháng, tăng 30.000 đồng/tháng so với trước đây.

tăng giá trông giữ xe
Hà Nội tăng giá trông giữ xe từ 2018 (Ảnh: Internet)

Không chỉ điều chỉnh giá trông giữ xe đạp, xe máy, giá trông giữ xe ô tô cũng có thay đổi đáng kể. Tại 12 tuyến phố cần hạn chế thuộc quận Hoàn Kiếm (Đinh Lễ; Lý Thái Tổ; Hai Bà Trưng; Hàng Giấy; Hàng Đường; Hàng Đào; Hàng Ngang…), giá trông giữ ô tô từ 30.000 đồng - 35.000 đồng/xe/lượt, tùy từng tải trọng xe. Các tuyến đường, tuyến phố khác của các quận, thị xã, huyện còn lại, giá trông giữ ô tô dao động từ 10.000 đồng - 30.000 đồng/xe/lượt.

Nếu như trước đây, Hà Nội quy định mỗi lượt trông giữ ô tô được tính tối đa không quá 120 phút, quá 120 phút, thu thêm lượt tiếp theo, nếu gửi ô tô qua đêm, tính bằng 03 lượt; thì từ ngày 01/01/2018, mỗi lượt trông giữ ô tô chỉ được tính tối đa không quá 60 phút, quá 60 phút, thu thêm lượt tiếp theo; nếu gửi xe qua đêm, tính bằng 06 lượt. Các tính thời gian mới này làm cho giá trông giữ ô tô tại Hà Nội bị “đội” lên khá nhiều so với quy định cũ.

Giá trông giữ xe
Giá trông giữ xe ô tô bị "đội" lên cao (Ảnh: Internet)

Việc Hà Nội tăng giá trông giữ xe từ năm 2018 được xem là một trong những giải pháp nhằm hạn chế xe cá nhân vào nội thành, đồng thời khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, góp phần bảo vệ môi trường và an toàn xã hội. Tuy nhiên, giá trông giữ xe tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người lao động, nhất là những lao động có thu nhập thấp.

Xét theo thực tế, khi mà giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giá xăng, giá điện, giá nước đồng loạt leo thang trong khi lương của phần lớn người lao động vẫn đang ở mức thấp thì việc tăng giá trông giữ xe sẽ khiến người dân phải cùng lúc “gánh” nhiều loại phí và vô tình làm tăng áp lực lên cuộc sống người dân.

Trái lại, một số ý kiến khác cho rằng đây là giải pháp cần thiết để hạn chế sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, giảm ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, việc thực hiện cần phải tuân theo nguyên tắc và có lộ trình cụ thể. Đồng thời, để tránh hiện tượng lợi dụng tăng giá vé kiếm lời, các cơ quan chức năng cần phải có giải pháp quản lý, đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá các địa điểm trông giữ xe, đặc biệt là những điểm trông giữ xe do tư nhân làm chủ. Nếu phát hiện sai phạm trong việc thu phí cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Để tìm hiểu thêm về quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo:

Quyết định 44/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Quyết định 58/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành giá dịch vụ trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện), xe máy (kể cả xe máy điện), xe ô tô trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.