Dẫn giải là gì? Quy trình dẫn giải thực hiện thế nào?

Dẫn giải là một trong các biện pháp cưỡng chế được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Vậy, dẫn giải là gì? Quy trình dẫn giải được thực hiện ra sao?

1. Dẫn giải là gì? Áp dụng biện pháp dẫn giải với những đối tượng nào?

Theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, dẫn giải là việc cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế người làm chứng, người bị tố giác hoặc bị kiến nghị khởi tố đến địa điểm tiến hành điều tra, truy tố, xét xử hoặc người bị hại từ chối giám định.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự có thể thấy dẫn giải là một trong các biện pháp cưỡng chế được áp dụng với các đối tượng:

- Người làm chứng trong trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập;

- Người bị hại trong trường hợp từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tố tụng.

- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt.

Lưu ý, trường hợp dẫn giải được áp dụng với các trường hợp nêu trên trong trường hợp họ vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

dan giai
Dẫn giải là một trong các biện pháp cưỡng chế tại Bộ luật Tố tụng hình sự (Ảnh minh họa)

2. Quy trình dẫn giải thực hiện ra sao?

Theo Điều 9 Quyết định 1502/2008/QĐ-BCA, thủ tục trước và trong khi dẫn giải người làm chứng như sau:

- Trước khi dẫn giải:

Bước 1: Yêu cầu chủ nhà hoặc người có mặt tại nơi người cần dẫn giải đang cư trú, làm việc cho gặp người cần dẫn giải;

Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu ảnh, các giấy tờ tùy thân, xác định đúng là người có tên trong quyết định dẫn giải;

Bước 3: Đọc quyết định dẫn giải, giải thích cho người bị dẫn giải về quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình bị dẫn giải, giải đáp thắc mắc của người bị dẫn giải (nếu có);

Bước 4: Lập biên bản về việc dẫn giải người làm chứng.

- Trong quá trình dẫn giải:

+ Cử ít nhất hai cán bộ, chiến sĩ dẫn giải một người làm chứng;

+ Không khóa tay, xích chân người làm chứng.

Trong trường hợp người làm chứng là bị can, bị cáo, người bị kết án hoặc phạm nhân đang bị giam, giữ hoặc cải tạo thì thực hiện theo quy trình áp giải.

3. Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định dẫn giải? Quyết định dẫn giải cần nội dung gì?

Khoản 3 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các cơ quan dưới đây có quyền ra quyết định dẫn giải gồm:

- Điều tra viên;

- Cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

- Kiểm sát viên;

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;

- Hội đồng xét xử.

Theo đó, Quyết định dẫn giải phải ghi rõ các thông tin gồm:

- Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị dẫn giải;

- Thời gian, địa điểm người bị dẫn giải phải có mặt;

- Căn cứ ra quyết định dẫn giải;

- Nội dung của quyết định dẫn giải;

- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định.

Trên đây là nội dung liên quan đến dẫn giải và thủ tục dẫn giải. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Khi nào phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất?

Khi cấp Giấy chứng nhận trong nhiều trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất (không có giấy tờ xác nhận đất sử dụng ổn định. Đối với trường hợp này phải lấy ý kiến về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất của khu dân cư.