Công ty TNHH một thành viên là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay. Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của loại hình công ty này.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (khoản 1 Điều 73 Luật Doanh nghiệp).
Công ty TNHH một thành viên được xếp vào loại doanh nghiệp một chủ nhưng có sự khác biệt đáng kể với doanh nghiệp tư nhân.
Đặc điểm cơ bản của Công ty TNHH một thành viên (Ảnh minh họa)
Tư cách pháp lý
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức
+ Thành viên Công ty TNHH một thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức Việt Nam, nước ngoài (có tư cách pháp nhân).
+ Thành viên luôn là chủ sở hữu công ty trừ trường hợp chủ sở hữu là tổ chức.
Trách nhiệm tài sản
Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Vốn điều lệ của công ty TNHH tại thời điểm đăng kí doanh ngiệp là tổng tài sản chủ sở hữu cam kết góp (khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2014).
Cơ chế chuyển nhượng vốn
+ Chủ sở hữu có thể chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu đã rút toàn bộ vốn ra khỏi công ty (khoản 5 Điều 76 Luật Doanh nghiệp)
+ Chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho cá nhân, tổ chức khác ( rút một phần vốn) thì công ty phải đăng ký chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp khác có nhiều chủ sở hữu (Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2014)
Cơ chế huy động vốn
+ Huy động từ vốn vay: Các tổ chức, cá nhân, phát hành trái phiếu
+ Tự đưa thêm vốn vào
Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phần để huy động vốn.
Tùy vào mục đích và nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh mà doanh nhân có thể lựa chọn cho mình mô hình công ty TNHH phù hợp. Nếu còn băn khoăn, Quý khách vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ chi tiết.
Xem thêm:
Ưu, nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp
Hậu Nguyễn