Hiện nay, các trường hợp được đặc cách tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được quy định cụ thể tại Điều 37 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
1. Đặc cách tốt nghiệp trong trường hợp không thể dự thi
Theo Thông tư 15, đối tượng được dự thi tốt nghiệp THPT là người học thuộc các đối tượng sau:
- Người đã học xong chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi;
- Người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
- Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
- Một số trường hợp đặc biệt khác.
Các đối tượng trên nếu đủ điều kiện dự thi, xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên, được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.
Để được đặc cách tốt nghiệp trong trường hợp này, học sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);
- Biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi đăng ký dự thi;
- Hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Trường hợp nào được đặc cách tốt nghiệp THPT? (Ảnh minh họa)
2. Đặc cách tốt nghiệp khi dự thi ít nhất 1 bài thi
Người học thuộc các đối tượng được dự thi nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại nếu:
- Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên;
- Xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên.
Để được đặc cách tốt nghiệp trong trường hợp này, học sinh cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh;
- Hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cu trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt);
- Hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Ngoài ra, một trường hợp cũng được đặc cách tốt nghiệp là các đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2019/NĐ-CP.
3. Đặc cách tốt nghiệp với vận động viên có thành tích xuất sắc
Theo khoản 3 Điều 37, đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP là vận động viên đạt thành tích xuất sắc trong các giải thi đấu thể thao quốc gia hoặc quốc tế nếu thời gian thi trùng với thời gian vận động viên tập huấn ở nước ngoài hoặc tham dự thi đấu tại các giải thể thao quốc tế.
4. Thủ tục xin xét đặc cách tốt nghiệp
Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh đăng ký dự thi chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách cho Sở Giáo dục và Đào tạo;
Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định về điều kiện...
Trên đây quy định về các trường hợp đặc cách tốt nghiệp THPT. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
Nghị định 23/2025/NĐ-CP sẽ thay thế Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy từ ngày 10/4/2025 với nhiều điểm mới quan trọng.
Ngày 19/3/2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 13/2025/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký số.
Một số câu hỏi của người dùng về thủ tục liên quan đến đất đai AI Luật - Trợ lý ảo LuatVietnam.vn trả lời. Cùng khám phá khả năng phân tích và trả lời AI Luật trong phần tổng hợp dưới đây.
"Mã ngành 8559 là gì?" là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có nhu cầu đăng ký kinh doanh các ngành nghề liên quan đến giáo dục. Cùng LuatVietnam tìm hiểu thông tin về mã ngành 8559 trong bài viết bên dưới đây.
Rất nhiều câu hỏi được gửi đến LuatVietnam.vn xoay quanh việc đang sử dụng Căn cước công dân mã vạch thì có bắt buộc chuyển sang Căn cước công dân gắn chip hay không? Vấn đề này sẽ được LuatVietnam làm rõ trong bài viết này.
Các cá nhân, hộ gia đình thường có nhu cầu thuê các loại xe tự lái để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt khác nhau. Bởi vậy, việc kinh doanh dịch vụ cho thuê xe rất tiềm năng. Nếu có ý định kinh doanh ngành, nghề này, các nhà đầu tư có thể tham khảo điều kiện và thủ tục chi tiết dưới đây.
Hệ thống cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân, cũng như cách nhận biết dựa vào ký hiệu trên quân hàm sẽ được thể hiện dưới đây trong Infographic của LuatVietnam.
Khác biệt lớn nhất giữa thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip so với mẫu Chứng minh nhân dân (CMND), CCCD mã vạch trước đó là con chip được gắn ở mặt sau và mã QR ở mặt trước của thẻ. Vậy quét mã QR trên CCCD gắn chip thấy gì?