Năm 2023, đã lấy vợ, có con nhỏ có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Tham gia nghĩa vụ quân sự là một trong những trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của công dân đối với đất nước. Xoay quanh chủ đề về thực hiện nghĩa vụ quân sự, bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc công dân đã lấy vợ có phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2023 không?

Công dân có phải tham gia nhập ngũ khi đã lấy vợ?

Căn cứ Điều 4, Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, các đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, miễn gọi nhập ngũ bao gồm:

- Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.

- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp đã lấy vợ, có con nhỏ không thuộc các điều kiện được miễn đăng ký, miễn gọi nghĩa vụ quân sự. Vậy, với lý do đã kết hôn và có con không được cho là điều kiện để xin miễn gọi nhập ngũ theo quy định tại Luật Nghĩa vụ quân sự.


Năm 2023, đã lấy vợ, có con nhỏ có phải đi nghĩa vụ quân sự?

Công dân đã lấy vợ có phải đi nghĩa vụ quân sự? (Ảnh minh họa)


Độ tuổi, tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự

Căn cứ Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ, độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Độ tuổi của công dân được tính theo ngày, tháng, năm trên giấy khai sinh cho đến ngày giao quân. Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là 24 tháng (theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự).

Tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự của công dân, ngoài điều kiện về độ tuổi như trên, cần phải đáp ứng 04 yêu cầu tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự như sau:

- Có lý lịch rõ ràng.

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Có đủ sức khỏe để phục vụ tại ngũ.

Quy định về sức khỏe căn cứ Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, người tham gia phải có sức khỏe loại 1, 2,3. Riêng những công dân có sức khỏe loại 3 bị cận thị 1,5 điop trở lên, viễn thị ở các mức độ, bị nghiện ma túy, nhiễm HIV, AIDS cũng sẽ không được gọi nhập ngũ.

- Có trình độ văn hóa phù hợp.

Công dân có trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên mới được gọi nhập ngũ. Riêng những địa phương khó đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì được tuyển chọn công dân trình độ lớp 7.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề đã lấy vợ có phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2023 không. Tóm lại, đã kết hôn không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Công dân đáp ứng độ tuổi và các điều kiện khác nêu trên vẫn phải tham gia nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

>> Đang tham gia nghĩa vụ quân sự có được kết hôn?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5 điều hiểu chưa đúng về Sổ đỏ khiến người dân dễ bị thiệt

5 điều hiểu chưa đúng về Sổ đỏ khiến người dân dễ bị thiệt

5 điều hiểu chưa đúng về Sổ đỏ khiến người dân dễ bị thiệt

Sổ đỏ là chứng thư pháp lý dùng để ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nhưng thực tế vẫn có nhiều điều hiểu chưa đúng về Sổ đỏ. Chính vì lẽ đó mà không ít người nghĩ mình không có hoặc bị hạn chế quyền.