Cuộc đình công nào được coi là bất hợp pháp?

Trong quan hệ lao động, việc xảy ra các tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Một trong những cách giải quyết phổ biến hiện nay là đình công. Tuy nhiên ở không ít doanh nghiệp, người lao động tiến hành đình công mà không biết đâu là cuộc đình công bất hợp pháp.

Thế nào là một cuộc đình công?

Theo Điều 209 Bộ luật Lao động mới năm 2012, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Một cuộc đình công được coi là hợp pháp, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ khi không thuộc một trong các trường hợp đình công bất hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Cuộc đình công nào được coi là bất hợp pháp?

Đâu là cuộc đình công bất hợp pháp? (Ảnh minh họa)

Những cuộc đình công bất hợp pháp

Điều 215 Bộ luật Lao động 2012  chỉ ra 5 cuộc đình công bất hợp pháp, đó là:

- Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích

Pháp luật chỉ cho phép đình công được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (khoản 2 Điều 209 Bộ luật Lao động 2012)

- Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công

Những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động thường không có chung lợi ích. Quy định này đặt ra nhằm ngăn chặn tình trạng những phần tử xấu lợi dụng đình công để thực hiện hành vi phá hoại, gây rối trật tự, an toàn xã hội.

- Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Lao động 2012, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải do Hòa giải viên lao động và Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.

Trường hợp tranh chấp chưa được hoặc đang được các cá nhân, tổ chức này giải quyết thì không được phép tiến hành đình công.

- Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định

Doanh nghiệp nào hoạt động ở một trong các lĩnh vực dưới đây sẽ không được đình công:

+ Sản xuất, truyền tải, điều độ hệ thống điện;

+ Thăm dò, khai thác dầu khí; sản xuất, cung cấp khí, gas;

+ Bảo đảm an toàn hàng không, an toàn hàng hải;

+ Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông; bưu chính phục vụ cơ quan Nhà nước;

+ Cung cấp nước sạch, thoát nước, vệ sinh môi trường ở các thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Trực tiếp phục vụ an ninh, quốc phòng.

Xem chi tiết tại Nghị định 41/2013/NĐ-CP.

- Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công

Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hoãn hoặc ngừng đình công khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng mà cuộc đình công vẫn tiếp tục diễn ra thì coi đây là cuộc đình công bất hợp pháp.

Xem thêm:

Khi nào người lao động được đình công?

Thùy Linh
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực?

Hẳn ai cũng biết di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu thế nào là một di chúc hợp pháp. Liệu di chúc có bắt buộc phải được công chứng, chứng thực mới được coi là hợp pháp hay không?