FE Credit có được nhắn tin đe dọa và gọi điện liên tục để đòi nợ?

Nhiều người dân khi vay tín chấp tại các công ty tài chính phản ánh khi họ chậm trả nợ hoặc thậm chí chưa đến hạn trả nợ nhưng có một bộ phận tự xưng là người của các công ty tài chính liên tục gọi điện đe dọa hoặc nhắn tin liên tục để đòi nợ. Cách đòi nợ này có đúng luật?


Công ty tài chính không được đe dọa khách hàng

Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN: Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và cần lưu ý những vấn đề sau:

- Không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng;

- Số lần nhắc nợ tối đa 05 lần/01 ngày;

- Hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 07h - 21h;

- Không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các biện pháp đòi nợ mà nhiều công ty tài chính đang thực hiện như đòi nợ người thân khách hàng, đòi nợ dồn dập, nhắn tin đe dọa… đều trái với quy định của pháp luật
Người vay tiền của các công ty tài chính nếu bị đòi nợ bằng các hình thức trên có thể khiếu nại đến công ty tài chính mình đã vay tiền hoặc với cơ quan chức năng về việc bị đòi nợ sai quy định để được bảo vệ.


Công ty tài chính có được gọi điện liên tục để đòi nợ? (Ảnh minh họa)

Công ty tài chính đòi nợ trái luật bị phạt thế nào?

Như đã phân tích ở trên, các công ty tài chính không được nhắn tin đòi nợ sau 21h, không đòi nợ quá 05 lần/01 ngày, đặc biệt không được đe dọa khách hàng và người thân của họ. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt.
Cụ thể, theo điểm g khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng.

Tuy pháp luật có quy định chế tài xử phạt nhưng rất khó khăn để xử phạt vì các đối tượng nhắn tin, gọi điện đe dọa thường sử dụng tin rác nên rất khó xác minh.

Vì thế, người vay tiền cần chủ động bảo vệ quyền lợi của chính mình. Trước khi sử dụng dịch vụ, khách hàng nên tìm hiểu kỹ hợp đồng tín dụng để tránh bất lợi khi xảy ra tranh chấp. Khi quyết định vay thì nên trả nợ đúng hạn để tránh bị làm phiền.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục