Công ty “phớt lờ” ký hợp đồng lao động, làm thế nào?

Nhiều doanh nghiệp thuê người lao động nhưng chây ỳ, trốn tránh việc ký hợp đồng lao động nhằm né bảo hiểm xã hội và các nghĩa vụ khác. Theo quy định, đây là hành vi trái luật.

Doanh nghiệp bắt buộc phải ký hợp đồng lao động

Bộ luật Lao động quy định, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản, riêng công việc tạm thời có thời hạn dưới 01 tháng, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Như vậy, việc ký hợp đồng lao động với người lao động sau khi kết thúc thời gian thử việc, mà người lao động Đạt yêu cầu, là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động.

Theo điểm d khoản 2 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, kết thúc thời gian thử việc, người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà người sử dụng lao động không giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu Hợp đồng lao động chuẩn theo Bộ luật Lao động

Nhiều doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, dù đây là nghĩa vụ bắt buộc (Ảnh minh họa)


Doanh nghiệp không ký hợp đồng - người lao động thiệt “trăm bề”

Khi không được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động, người lao động sẽ không được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của Bộ luật Lao động. Đặc biệt, do không có hợp đồng ràng buộc, doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bất cứ lúc nào mà không cần có các căn cứ theo Điều 36.

Bên cạnh đó, tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội mới nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động. Do đó, nếu như doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, đương nhiên người lao động sẽ không được đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất…

Làm gì khi doanh nghiệp không ký hợp đồng?

Trước tiên, người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp ký hợp đồng lao động để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo đúng quy định. Nếu doanh nghiệp vẫn không thực hiện ký hợp đồng, người lao động có quyền khiếu nại đến Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Việc khiếu nại được thực hiện theo các hình thức như: Gửi đơn khiếu nại và khiếu nại trực tiếp. Thời hiệu khiếu nại lần đầu là 180 ngày, kể từ ngày người lao động biết được hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Trên đây là hướng dẫn người lao động cách xử lý trong trường hợp công ty không ký hợp đồng lao động. Nếu bạn cần một hướng dẫn cụ thể hơn hoặc đã làm theo hướng dẫn mà không được giải quyết, vui lòng liên hệ ngay với LuatVietnam theo số 19006192 .

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục