Công chức sẽ có lương khởi điểm 4,14 triệu đồng?

Đây là nội dung nằm trong Đề án Cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp đang được Hội nghị Trung ương 7 thảo luận.

Hội nghị Trung ương 7 đang bước sang ngày họp thứ 4, một trong những nội dung đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận là chính sách cải cách tiền lương. Thông tin từ Hội nghị cho biết, Ban soạn thảo Đề án Cải cách chính sách tiền lương đưa ra 02 phương án tăng lương cho công chức với lộ trình cụ thể.

Công chức sẽ có lương khởi điểm 4,14 triệu đồng?

2 phương án tăng lương cho công chức, viên chức từ năm 2021 (Ảnh minh họa)

Phương án 1: Mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 2,68 - 12 từ năm 2021

Theo đó, mức lương thấp nhất của công chức, viên chức (hệ số 1,86 - trình độ trung cấp trong bảng lương hiện nay) sẽ là 4,14 triệu đồng tháng; Mức lương của chuyên viên bậc 1 (tương ứng hệ số 2,34 - trình độ đại học hiện nay) sẽ là 5,96 triệu đồng/tháng; Mức lương của chuyên gia cao cấp bậc 3 (tương ứng với hệ số 10) sẽ là 26,7 triệu đồng/tháng.

Phương án 2: Mở rộng quan hệ tiền lương từ 1 - 2,34 - 10 hiện nay lên 1 - 3 - 15 từ năm 2021

Mức lương thấp nhất của công chức, viên chức vẫn như phương án 1, là 4,14 triệu đồng; Mức lương của chuyên viên bậc 1 là 6,68 triệu đồng; Mức lương của chuyên viên cao cấp bậc 3 là 33,4 triệu đồng.

Có thể thấy, với cả hai phương án trên, mức lương của công chức, viên chức sẽ tăng đáng kế so với hiện nay. Theo Nghị quyết 49/2017/QH14, từ ngày 1/7 tới đây, mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1,39 triệu đồng; trong khi đó, Thông tư 02/2017/TT-BNV quy định mức lương đối với công chức, viên chức = lương cơ sở x hệ số lương hệ hưởng. Như vậy, với công chức có hệ số lương 1,86, mức lương chỉ khoảng 2,6 triệu đồng/tháng; chuyên viên bậc 1 là 3,25 triệu đồng và chuyên viên cao cấp là 13,9 triệu đồng.

Xem thêm:

Sẽ tiếp tục tăng lương tối thiểu vùng năm 2019

Hơn 3 triệu người sắp được tăng lương

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là gì? Cơ quan nào là cơ quan tư pháp ở Việt Nam?

Tư pháp là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia, vậy tư pháp là gì? Hiểu đúng về tư pháp không phải là điều đơn giản, vì nó bao gồm nhiều khía cạnh, liên quan đến nhiều cơ quan và hoạt động pháp lý khác nhau. Để có được cái nhìn tổng quan về tư pháp, hãy cùng tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây.

Quan hệ sản xuất là gì? Những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là gì? Những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất là gì? Những yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề xã hội và kinh tế, có lẽ bạn đã nghe nói về khái niệm "quan hệ sản xuất". Vậy quan hệ sản xuất là gì? Và tại sao nó lại quan trọng đến vậy trong thế giới kinh tế hiện đại của chúng ta? Bài viết này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này mà còn giúp bạn áp dụng nó vào thực tế. Cùng tìm hiểu nhé!