Công chức Hà Nội phải dán Quy tắc ứng xử trên bàn làm việc

Hà Nội vừa ban hành văn bản tuyên truyền về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố Hà Nội.

Đối với Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc Thành phố  ban hành kèm theo Quyết định 522/QĐ-UBND, Hà Nội đề nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện việc dán bản Quy tắc ứng xử trên bàn làm việc.

Bên cạnh đó, tùy theo từng điều kiện cụ thể, các cơ quan in khổ lớn, đóng khung treo tại cơ quan ở vị trí dễ nhìn để được nhắc nhở thực hiện hàng ngày.

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức Hà Nội được ban hành tháng 01/2017, trong đó yêu cầu cán bộ, công chức phải thực hiện một số quy tắc như: Trang phục công sở lịch sự, đầu tóc gọn gàng; Thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, không nói tục; Không đeo tai nghe, nghe nhạc, chơi điện tử trong giờ làm việc…

Trong khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức không sách nhiễu; gợi ý đưa tiền, nhận tiền, quà biếu; không hẹn gặp giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc…

Công chức Hà Nội phải dán Quy tắc ứng xử trên bàn làm việc (Ảnh minh họa)

Đối với Quy tắc ứng xử nơi công cộng ban hành kèm theo Quyết định 1665/QĐ-UBND, Hà Nội đề nghị niêm yết tại nhà văn hóa thôn, tổ dân phố, điểm sinh hoạt cộng đồng, các điểm công cộng được ghi trong Quy tắc ứng xử.

Quy tắc ứng xử nơi công cộng của Hà Nội được ban hành vào tháng 3/2017, trong đó đặt ra một số quy tắc nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, như: Không nên nói to, gây ồn ào nơi công cộng; Không thả rông vật nuôi gây nguy hiểm, làm mất vệ sinh nơi công cộng…

Xem thêm:


Luật Cán bộ, công chức và những nội dung đáng chú ý nhất 2018

LuatVietnam

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào?

Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm bị xử lý thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh?

Hiện nay, trong một số trường hợp pháp luật quy định cá nhân sẽ bị cấm xuất cảnh. Vậy, cá nhân nợ thuế bao nhiêu thì cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm là bao lâu? Cùng tìm hiểu quy định về cấm xuất cảnh tại bài viết.