Công chức đang nuôi con nhỏ có bị tinh giản biên chế?

Hoạt động tinh giản biên chế đang diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở tất cả các bộ, ngành và địa phương. Việc mình có thuộc diện tinh giản biên chế hay không là băn khoăn của rất nhiều người, trong đó có cả công chức, viên chức đang có thai, đang nuôi có nhỏ.


Khi nào bị tinh giản biên chế?

Nghị định 108/2014/NĐ-CP và mới đây nhất là Nghị định 113/2018/NĐ-CP quy định rất cụ thể về các đối tượng thuộc diện bị tinh giản biên chế.

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế là những người dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự; hoặc chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chung nhưng không thể bố trí vị trí việc làm khác; hoặc có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện tại.

Bên cạnh đó, cán bộ, công chức có 02 năm liên tiếp liền kề thời điểm xét tinh giản biên chế hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực hoặc 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ, không thể bố trí việc làm khác…

Xem chi tiết các đối tượng có nguy cơ bị tinh giản biên chế năm 2019 tại đây.

Công chức đang nuôi con nhỏ có bị tinh giản biên chế?

Công chức đang nuôi con nhỏ có bị tinh giản biên chế? (Ảnh minh họa)


Có tinh giản với công chức đang nuôi con nhỏ?

Theo Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP, sẽ chưa xem xét tinh giản biên chế đối với 03 trường hợp sau:

- Người đang trong thời gian ốm đau, có xác nhận của bệnh viện;

- Người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

- Người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, cho dù công chức, viên chức có đủ điều kiện bị tinh giản biên chế nhưng nếu đang có thai, đang nghỉ thai sản và đang nuôi con dưới 03 tuổi thì tạm thời chưa được đưa vào diện tinh giản biên chế tại thời điểm đó.

Nếu con đủ 03 tuổi trở lên, công chức, viên chức vẫn có thể bị xét tinh giản biên chế nếu thuộc đối tượng như quy định nêu trên.

Có thể thấy, quy định này là phù hợp với tinh thần của Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13. Theo đó, Điều 155 Bộ luật quy định cấm người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai, nghỉ thai sản và nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Xem thêm:

Đẩy mạnh tinh giản biên chế ngành giáo dục 2018

5 chế độ với người bị tinh giản biên chế

Từ 2019 - 2021, ngành kiểm sát không tuyển thêm biên chế

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Làm người yêu có bầu nhưng không cưới có phạm luật?

Quan hệ tình dục trước hôn nhân dẫn đến có thai nhưng không muốn kết hôn là thực tế không còn quá xa lạ hiện nay. Trong trường hợp này, sự thiệt thòi luôn thuộc về phái yếu. Vậy dưới góc độ pháp luật, nam giới phải chịu trách nhiệm như thế nào nếu làm người yêu có bầu nhưng không cưới.

Khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Người phạm tội bỏ trốn, trốn tránh việc xử lý của pháp luật thậm chí còn gây ra nhiều hậu quả xấu khác cho xã hội không phải là hiếm gặp. Do đó, hoạt động truy nã bị can, bị cáo là rất cần thiết. Vậy khi nào Công an phát lệnh truy nã?

Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?

Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?

Bảo hiểm cháy nổ - chủ đầu tư hay người mua chung cư phải đóng?

Những vụ cháy nghiêm trọng tại các tòa nhà chung cư liên tiếp xảy ra trong thời gian vừa qua đã khiến vấn đề mua bảo hiểm cháy nổ chung cư được quan tâm hơn bao giờ hết. Thế nhưng vẫn còn rất nhiều người mơ hồ về việc ai sẽ phải đóng loại phí này hàng năm.