Cơ quan hành chính có đủ chỗ ngồi chờ: Tiêu chí nâng sự hài lòng của người dân

Trong 22 tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính có tiêu chí về chỗ ngồi chờ tại cơ quan hành chính. Theo đó, nơi giải quyết thủ tục hành chính có đủ chỗ ngồi chờ là một trong những tiêu chí giúp nâng điểm đánh giá, hài lòng của người dân…

Thời gian qua có nhiều người dân phản ánh về thái độ, tác phong làm việc cũng như quy cách hoạt động tại các cơ quan hành chính công. Trong khi đó, sự hài lòng của người dân được coi là thước đo đánh giá chất lượng chính xác nhất.

Liên quan đến tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính, Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 2640/QĐ-BNV về Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước giai đoạn 2017 - 2020.

cơ quan hành chính

Chỗ ngồi tại cơ quan hành chính là một trong những tiêu chí dùng để đo lường sự hài lòng (Ảnh: Internet)

Theo đó, có 05 yếu tố cơ bản đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm: Tiếp cận dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước; Thủ tục hành chính; Công chức giải quyết công việc; Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công và Tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị. Cùng với 05 yếu tố này là 22 tiêu chí đo lường trong đó có thể kể đến các tiêu chí về chỗ ngồi, trang thiết bị phục vụ người dân, thái độ giao tiếp của công chức…

Dưới đây là những tiêu chí cụ thể:

1. Tiếp cận dịch vụ hành chính công của Cơ quan hành chính nhà nước

- Nơi ngồi chờ tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có đủ chỗ ngồi.

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đầy đủ.

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại.

- Trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả dễ sử dụng.

2. Thủ tục hành chính

- Thủ tục hành chính được niêm yết công khai đầy đủ.

- Thủ tục hành chính được niêm yết công khai chính xác.

- Thành phần hồ sơ mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định.

- Phí/lệ phí mà người dân, tổ chức phải nộp là đúng quy định.

- Thời hạn giải quyết (tính từ ngày hồ sơ được tiếp nhận đến ngày nhận kết quả) là đúng quy định.

cơ quan hành chính
Công chức phải có thái độ lịch sự với người dân đến làm thủ tục (Hình minh họa)

3. Công chức trực tiếp giải quyết công việc

- Công chức có thái độ giao tiếp lịch sự.

- Công chức chú ý lắng nghe ý kiến của người dân/đại diện tổ chức.

- Công chức trả lời, giải đáp đầy đủ các ý kiến của người dân/đại diện tổ chức.

- Công chức hướng dẫn kê khai hồ sơ tận tình, chu đáo.

- Công chức hướng dẫn hồ sơ dễ hiểu.

- Công chức tuân thủ đúng quy định trong giải quyết công việc.

4. Kết quả cung ứng dịch vụ hành chính công

- Kết quả đúng quy định.

- Kết quả có thông tin đầy đủ.

- Kết quả có thông tin chính xác.

5. Tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị.

- Người dân, tổ chức thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị dễ dàng.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị tích cực.

- Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính/ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có thông báo kết quả xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị kịp thời.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông

Trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, ngoài bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự, bên có lỗi còn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông, nguyên tắc bồi thường… tuân theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân

Một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân

Một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân (CMND) chỉ có giá trị sử dụng trong vòng 15 năm kể từ ngày cấp. Cá nhân không xuất trình CMND khi có yêu cầu bị phạt đến 200.000 đồng; Cho người khác mượn CMND để làm điều trái pháp luật bị phạt đến 02 triệu đồng… Đây là một số lưu ý khi sử dụng Chứng minh nhân dân.