Có được vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai?

Tài sản hình thành trong tương lai là một trong những loại tài sản được công nhận tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Vậy tài sản hình thành trong tương lai là gì? Có được vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

Tài sản hình thành trong tương lai là gì?

Tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản hình thành trong tương lai như sau:

2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

Theo đó, tài sản hình thành trong tương lai được hiểu là tài sản chưa tồn tại, đang được đầu tư, xây dựng vào thời điểm xem xét nhưng chắc chắn sẽ có và hình thành trong tương lai hoặc là tài sản đã hình thành nhưng mới thuộc sở hữu tại thời điểm giao kết giao dịch và chưa chuyển giao quyền sở hữu.

Ví dụ:

- Tài sản chưa hình thành là: Vụ mùa đang chăm sóc và sẽ được thu hoạch; chung cư, nhà ở, công trình xây dựng đang hình thành theo dự án…

- Tài sản có được do mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, thừa kế nhưng chưa hoàn thành thủ tục chuyển giao quyền sở hữu.

vay the chap tai san hinh thanh trong tuong laiVay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai (Ảnh minh họa)

Có được vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai không?

Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm phổ biến khi thực hiện hợp đồng cho vay. Trong đó, khoản 3 Điều 295 Bộ luật Dân sự quy định:

Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

Như vậy, khi vay thế chấp, bên vay có thể dùng tài sản hình thành trong tương lai làm biện pháp bảo đảm trong hợp đồng. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một số yêu cầu quy định tại Điều 295 như sau:

- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

- Giá trị của tài sản bảo đảm do thỏa thuận của các bên, có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cần giấy tờ gì?

Thông thường khi thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, các ngân hàng, tổ chức tín dụng thường yêu cầu khách hàng cung cấp các loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc, giá trị và quyền sở hữu tài sản.

Đối với tài sản là quyền sở hữu bất động sản

Điều 148 Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như sau:

- Trường hợp chủ đầu tư thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì phải có: hồ sơ dự án, có thiết kế kỹ thuật của dự án được phê duyệt và đã có Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, nhà ở thế chấp phải thuộc diện đã xây dựng xong phần móng.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân thế chấp nhà ở, chung cư hình thành trong tương lai thì phải có:

+ Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

+ Hợp đồng mua bán nhà ở ký kết với chủ đầu tư, có văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở nếu là bên nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định, có giấy tờ chứng minh đã đóng tiền mua nhà ở cho chủ đầu tư theo tiến độ thỏa thuận trong hợp đồng mua bán và không thuộc diện đang có khiếu nại, khiếu kiện, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở hoặc về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở này.

Đối với các loại tài sản khác

Tài sản khác ở đây có thể là máy móc, xe cộ, thiết bị... Trong đó, để được chấp nhận làm tài sản đảm bảo thì những tài sản này cần phải đáp ứng các điều kiện như:

- Có hợp đồng mua bán hợp pháp;

- Có giấy tờ chứng minh đã đóng đủ tiền theo hợp đồng;

- Tài sản không có tranh chấp, khiếu kiện.

Trên đây là một số quy định của pháp luật về vay thế chấp tài sản hình thành trong tương lai. Nếu có vướng mắc nào khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Vay thế chấp không trả được nợ, bị xử lý thế nào?

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam: Tất tần tật thông tin cần biết

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam: Tất tần tật thông tin cần biết

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam: Tất tần tật thông tin cần biết

Đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam là quy trình cần thiết cho người nước ngoài và người Việt định cư ở nước ngoài muốn lái xe tại Việt Nam. Bài viết sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và điều kiện cần thiết để thực hiện việc đổi bằng.