Có được nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần?

Khi bị mất việc làm, người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động có được nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần nếu muốn?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng tiền

Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013, mức, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

- Hàng tháng được trợ cấp số tiền bằng 60% mức bình quân mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trong 6 tháng gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng:

+ Tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở (với đơn vị Nhà nước).

+ Không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng (với doanh nghiệp).

- Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Được tính theo tháng

+ Nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp được từ 12 đến 36 tháng thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng (mức hưởng 60% như trên).

+ Đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Chế độ trợ cấp thất nghiệp khác

- Được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Được hỗ trợ Học nghề với các giới hạn sau:

+ Thời gian học không quá 6 tháng

+ Học phí hỗ trợ: Tối đa 1 triệu/người/tháng. Nếu học phí cao hơn người lao động tự đóng phần vượt quá (theo Điều 3 Quyết định 77/2014/QĐ-TTg)

- Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Có được nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần?
Có được nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần (Ảnh minh họa)

Có được nhận bảo hiểm thất nghiệp một lần?

Dựa trên các quy định nêu trên về mức hưởng cũng như thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, đều quy định mức hưởng theo tháng.

Do vậy, chế độ bảo hiểm thất nghiệp không được thanh toán một lần.

Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định cụ thể việc trợ cấp thất nghiệp cho lao động, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm:

1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu;

2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Quyết định thôi việc;

- Quyết định sa thải;

- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

3. Sổ bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm, có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ tới Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người đó muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Xem thêm:

3 việc cần làm ngay khi vừa thất nghiệp

9 trường hợp không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hậu Nguyễn

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về hồ sơ đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.