Có được đặt cược chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam - Malaysia?

Sự kiện thể thao đang khiến hàng triệu người hâm mộ trên cả nước ngóng đợi là chung kết AFF Cup 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Malaysia diễn ra vào ngày mai - 11/12/2018 (lượt đi) và ngày 15/12/2018 (lượt về). Nhiều người băn khoăn về việc đặt cược cho trận đấu này có hợp pháp hay không?


Chính phủ đã chính thức cho phép đặt cược bóng đá

Đầu năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định 06/2017/NĐ-CP về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế. Theo đó, Chính phủ chính thức cho phép 01 doanh nghiệp được phép tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Thời gian thí điểm là 05 năm, kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Với người chơi, Nghị định này yêu cầu người chơi phải đủ 21 tuổi trở lên; mức đặt cược tối thiểu cho mỗi lần đặt cược là 10.000 đồng; mức đặt cược tối đa của mỗi người chơi trong một ngày cho từng sản phẩm đặt cược tại 01 doanh nghiệp kinh doanh đặt cược là 01 triệu đồng…

Như vậy, với việc ban hành ra Nghị định 06/2017/NĐ-CP với những quy định tương đối cụ thể, đặt cược bóng đá quốc tế đã chính thức được “mở đường” tại Việt Nam.

Có được đặt cược chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam - Malaysia?

Có được đặt cược chung kết AFF Cup 2018 Việt Nam - Malaysia? (Ảnh minh họa)


Vẫn không được đặt cược chung kết AFF Cup 2018

Như phân tích ở trên, Chính phủ đã chính thức cho phép đặt cược bóng đá quốc tế tại Việt Nam. Điều này khiến nhiều người háo hức tin rằng có thể đặt cược trận chung kết AFF Cup 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và Malaysia sắp tới.

Thế nhưng, có 02 lý do khiến việc đặt cược trận chung kết AFF Cup 2018 vẫn không được coi là hợp pháp.

1 - Tại Nghị định 06/2017/NĐ-CP, Chính phủ yêu cầu việc đặt cược các trận đấu bóng đá quốc tế chỉ được thực hiện tại 01 doanh nghiệp được phép tổ chức thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế.

Tuy nhiên, hiện nay theo công bố của Bộ Tài chính, vẫn chưa có doanh nghiệp nào được cấp phép tổ chức thí điểm. Do đó, mọi hoạt động đặt cược tự phát đều được coi là không hợp pháp.

2 - Giải bóng đá vô địch Đông Nam Á 2018 (2018 AFF Suzuki Cup) có nằm trong Danh mục các trận đấu, giải thi đấu bóng đá quốc tế được lựa chọn làm căn cứ kinh doanh đặt cược năm 2018 do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành tại Quyết định 1064/QĐ-BVHTTDL.

Tuy nhiên, cũng tại Quyết định này, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, không cho phép đặt cược các trận đấu có đội tuyển bóng đá Việt Nam hoặc các câu lạc bộ bóng đá của Việt Nam tham dự.

Như vậy có thể thấy, người hâm mộ bóng đá trong nước không được đặt cược trận chung kết AFF Cup 2018 giữa đội tuyển Việt Nam và Malaysia. Mọi hành vi đặt cược trái phép đều có thể bị xử phạt hành chính từ 01 – 02 triệu đồng (điểm c khoản 2 Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự về Tội đánh bạc theo Điều 321 Bộ luật Hình sự.

Xem thêm:

Đốt pháo sáng trên sân bóng đá bị phạt thế nào?

Toàn bộ thông tin về giải đấu AFF Cup 2018 

Cổ vũ đội tuyển Việt Nam thế nào cho văn minh, hợp pháp

Mua vé bóng đá rồi bán lại giá cao có bị xử lý?

Luật “ăn mừng bàn thắng” mà ĐT Việt Nam cần cảnh giác

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đã có bản So sánh Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024 chi tiết nhất

Đã có bản So sánh Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024 chi tiết nhất

Đã có bản So sánh Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024 chi tiết nhất

LuatVietnam giới thiệu tới quý khách hàng bản So sánh chi tiết giữa Luật Thuế GTGT 2008 và Luật Thuế GTGT 2024, giúp doanh nghiệp nắm bắt được các quy định mới về thuế GTGT, hỗ trợ áp dụng luật thuế một cách hiệu quả và chính xác nhất.

Bản So sánh Nghị định 05/2025/NĐ-CP và Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Bản So sánh Nghị định 05/2025/NĐ-CP và Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Bản So sánh Nghị định 05/2025/NĐ-CP và Nghị định 08/2022/NĐ-CP

Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo vệ môi trường. Trong đó, có nhiều quy định mới doanh nghiệp cần lưu ý. Đăng ký bản So sánh Nghị định 05/2025 và Nghị định 08/2022 để xem chi tiết.

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Đã có bản So sánh Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và Luật Bảo hiểm xã hội 2014

LuatVietnam cập nhật đến quý khách hàng Bản So sánh Luật BHXH 2024 và Luật BHXH 2014 với chi tiết những thay đổi, điều chỉnh quan trọng về đối tượng tham gia, mức đóng - hưởng, chính sách hưu trí, bảo hiểm một lần và nhiều quy định mới đáng chú ý khác từ 01/7/2025.

Khi nào người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự?

Khi nào người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự?

Khi nào người tâm thần vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự?

Rất nhiều vụ án mạng thương tâm xảy ra và nguyên nhân xuất phát từ những người mắc bệnh tâm thần. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật Hình sự, mắc bệnh tâm thần là một trong những trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, không phải lúc nào người tâm thần cũng “thoát tội”.