Có dấu hiệu tâm thần, nghi phạm giết người ở Đồng Tháp có thoát án tử?

Qua lời kể từ người thân, nghi phạm giết người ở Đồng Tháp thời gian gần đây có biểu hiện như người tâm thần.

Không thích ai sẽ tự lên danh sách để “tuyên án”

Như tin đã đưa, chiều tối 7/4, người dân ở phường 3 (TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) hốt hoảng trình báo, tại số 72/8, đường Vườn Hồng (khóm 3) có một xác chết không đầu.

Sau quá trình điều tra, công an xác định nghi can là ông Nguyễn Thanh T. (48 tuổi, ngụ phường 3, TP. Sa Đéc, Đồng Tháp). Đối tượng đã được mời ra trụ sở công an để làm việc.

Tại đây, T. đã dùng dao chém nhiều nhát khiến một chiến sĩ công an bị thương phải cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Một người dân cùng xóm cho hay, trước đây, T. rất siêng năng, có thời gian đi làm bốc vác để nuôi vợ con.

Sau đó tính tình T. thay đổi bất thường, nghỉ ở nhà và thường xuyên nhậu nhẹt rồi đánh vợ con, gây sự với hàng xóm. T. từng bị chính quyền đưa đi đưa đi cơ sở giáo dưỡng.

Trong khi đó, vợ nghi phạm T. cũng nhắc tới sự thay đổi trong tâm tính của T. thời gian gần đây.

Theo lời chị, gần đây, T. giống như bị tâm thần hay nói nhảm, hát vu vơ nên chỉ ở nhà. Gia đình đã đưa đi bệnh viện kiểm tra nhiều lần nhưng không thuyên giảm.

Người phụ nữ này còn cho biết thêm, nếu không thích ai thì T. sẽ lên “danh sách” rồi tự tuyên bản án cho người đó.

Có dấu hiệu tâm thần, nghi phạm giết người ở Đồng Tháp có thoát án tử?

Qua lời kể của hàng xóm và người thân, nghi phạm có dấu hiệu bị tâm thần (Ảnh minh họa)

Trông chờ vào kết quả giám định tâm thần

Việc xuất hiện những lời khai từ phía hàng xóm, thân nhân nghi phạm trong vụ án giết người rùng rợn tại Đồng Tháp có thể sẽ giúp cơ quan điều tra thêm căn cứ để đưa nghi phạm đi giám định tâm thần...

Trong trường hợp, nếu nghi phạm T. được cơ quan giám định xác nhận tâm thần thì hướng xử lý vụ án sẽ đi theo một hướng khác.

Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Nếu T. bị tâm thần, không có đủ khả năng nhận thức điều khiển hành vi của mình khi thực hiện việc giết người thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ áp dụng theo khoản 1 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015 về quy định bắt buộc chữa bệnh.

Theo đó, đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp, nếu kết luận giám định tâm thần với nghi phạm T. có đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì có cơ sở vững chắc để cơ quan tiến hành tố tụng kết luận T. phạm tội giết người.

Ở trường hợp này, T. có thể bị áp dụng khung hình phạt cao nhất là tử hình theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội giết người.

Xem thêm:


Vụ án mạng kinh hoàng ở Đồng Tháp: Thủ phạm chịu mức án nào?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục