Có bắt buộc phải mua BHYT cho con theo trường?

Hiện nay nhiều phụ huynh tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện ở bên ngoài cho con. Khi đó có bắt buộc phải mua BHYT cho con theo trường nữa không?


Khi nào bắt buộc mua BHYT cho con theo trường?

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT  khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

Theo đó, nếu học sinh đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì sẽ đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự các đối tượng sau:

(1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng;

(2) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

(3) Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng;

(4) Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;

(5) Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình.

Điểm b Khoản 4 Điều 12 Luật này nêu rõ, học sinh, sinh viên thuộc nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT.

Trường hợp nếu học sinh đó chỉ thuộc đối tượng tham gia BHYT học sinh được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng thì bắt buộc mua BHYT theo trường.

Trường hợp thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT do ngân sách Nhà nước đóng như người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo… sẽ không phải mua BHYT theo trường.

Có bắt buộc phải mua BHYT cho con theo trường?
Có bắt buộc phải mua BHYT cho con theo trường? (Ảnh minh họa)


Không mua BHYT theo trường có bị phạt?

Việc không mua BHYT cho con không ảnh hưởng tới học tập của con. Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 57 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 57. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế.

[…]

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này“.

Theo đó, người có trách nhiệm tham gia BHYT, trong đó bao gồm cả học sinh mà không đóng sẽ bị phạt tiền từ 50.000 đồng - 100.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc nộp lại số tiền phải đóng vào tài khoản thu của quỹ BHYT.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Các mốc thời gian kê khai tài sản, thu nhập công chức cần biết

Các mốc thời gian kê khai tài sản, thu nhập công chức cần biết

Các mốc thời gian kê khai tài sản, thu nhập công chức cần biết

Như trước đó đã đề cập, một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là yêu cầu tất cả cán bộ, công chức đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Theo đó, cán bộ, công chức cần phải nắm rõ các mốc thời gian phải kê khai như sau: