Có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1?

Vào lớp 1 là một trong những thời điểm chuyển giao quan trọng của trẻ em. Trong đó, rất nhiều phụ huynh băn khoăn, có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1 không?

Không bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1

Tại Điều 14 Luật Giáo dục 2019 quy định về phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc như sau:

“1. Giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc.

Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.”

Trong đó, tại Điều 5 luật này định nghĩa, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Giáo dục bắt buộc là giáo dục mà mọi công dân trong độ tuổi quy định bắt buộc phải học tập để đạt được trình độ học vấn tối thiểu.

Theo các quy định trên, Nhà nước chỉ bắt buộc trẻ em phải học cấp 1. Trẻ em 05 tuổi được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện đi học mẫu giáo để thực hiện phổ cập giáo dục. Tuy nhiên, việc học mẫu giáo không phải là bắt buộc.

Đối với trẻ em vào lớp 1, theo Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định:

- Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm.

- Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

Ngoài quy định về độ tuổi vào học lớp 1 như trên, Bộ Giáo dục và đào tạo không có quy định nào khác về điều kiện vào lớp 1.

Như vậy, để vào lớp 1, trẻ em chỉ cần đáp ứng đúng quy định về tuổi như trên và không bắt buộc phải học mẫu giáo.

Có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1?Có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1?(Ảnh minh họa)

Học sinh lớp 1 không có hộ khẩu thường trú có được nhập học không?

Hiện nay, nhiều gia đình muốn con theo học tại nơi không có hộ khẩu thường trú vì đó là “trường điểm, trường hot” hoặc các gia đình có hộ khẩu ở quê lên thành phố sinh sống… Vì thế, nếu giáo dục tiểu học là bắt buộc vậy Nhà nước có chính sách gì để tạo điều kiện cho những đối tượng này?

Theo điểm a, b khoản 1 Điều 35 Điều lệ trường tiểu học, việc chọn trường để theo học là một trong những quyền của học sinh, quyền này được quy định cụ thể như sau:

“a) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân; được học ở một trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học thuận tiện đi lại đối với bản thân trên địa bàn cư trú.

b) Học sinh được chọn trường học hoặc chuyển đến học trường khác ngoài địa bàn cư trú, nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.”

Theo quy định trên, học sinh vào lớp 1 có quyền được chọn học ở trường tiểu học nơi mình cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để thuận tiện cho việc đi lại. Ngoài ra, học sinh cũng có quyền chuyển đến trường tiểu học ngoài địa bàn cư trú. Tuy nhiên, việc chuyển đến trường khác không phải nơi cư trú có được chấp nhận không là tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận nhà trường.

Mặc dù quy định là thế nhưng thực tế, khi tuyển sinh, các trường các trường tiểu học thường ưu tiên cho những trẻ có hộ khẩu thường trú, tiếp theo là các trẻ có gia đình, hoàn cảnh thuộc đối tượng ưu tiên (con thương binh liệt sĩ, gia đình có hoàn cảnh khó khăn,…) và sau đó mới xét đến các trường hợp có hộ khẩu tạm trú.

Đặc biệt là ở các thành phố lớn, nơi mật độ dân cư đông đúc, người ngoại tỉnh sinh sống nhiều thì việc các trường tiểu học công lập bị quá tải diễn ra phổ biến. Phụ huynh buộc phải cho con học các trường dân lập, tư thục với chi phí cao hơn.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: Có bắt buộc phải học mẫu giáo để vào lớp 1? Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể gọi tới 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.