Làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản?

Do sơ suất, không ít người gặp phải trường hợp chuyển tiền nhầm tới tài khoản của người khác. Câu hỏi đặt ra là phải làm gì khi chuyển tiền nhầm tài khoản?

Liên hệ ngay với Ngân hàng

Khi phát hiện đã chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác, chủ tài khoản chuyển nhầm phải thông báo ngay cho Ngân hàng nơi chuyển tiền để có cách xử lý kịp thời, thích hợp.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Thông tư 23/2010/TT-NHNN, trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác mà Ngân hàng đã thực hiện lệnh chuyển tiền cho tài khoản thụ hưởng thì được xử lý theo quy định sau:

- Trường hợp tài khoản của khách hàng có đủ số dư: Ngân hàng căn cứ vào yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán để chuyển trả lại số tiền chuyển thừa;

- Trường hợp tài khoản của khách hàng không đủ số dư để thu hồi thì ngân hàng nơi có tài khoản nhận ghi nhập Sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán chưa được thực hiện và yêu cầu khách hàng nộp tiền vào tài khoản để thực hiện Yêu cầu hoàn trả này. Khi khách hàng nộp đủ tiền, ngân hàng thực hiện chuyển trả lại số tiền chuyển thừa như trường hợp trên.

- Trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán hoặc khách hàng vãng lai không xác định được nơi cư trú, thì ngân hàng nơi có tài khoản nhận phải phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan bảo vệ pháp luật như công an, tòa án… để tìm mọi biện pháp thu hồi lại tiền.

Sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi mà không thu hồi được hoặc không thu hồi đủ thì ngân hàng được từ chối Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán; Lập Thông báo từ chối, ghi rõ lý do từ chối kèm theo số tiền thu hồi được (nếu có); gửi trả lại ngân hàng nơi có tài khoản chuyển tiền đồng thời ghi xuất sổ theo dõi Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán chưa được thực hiện.

Chuyển tiền nhầm tài khoản phải làm thế nào?

Khi chuyển tiền nhầm tài khoản, khách hàng cần liên hệ ngay với ngân hàng (Ảnh minh họa)

Khởi kiện để lấy lại tiền chuyển nhầm

Nếu trong trường hợp Ngân hàng không thể giải quyết để giúp người chuyển nhầm lấy lại được số tiền thì người chuyển nhầm có thể tiến hành theo phương án kiện dân sự.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015:

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Người chuyển nhầm có thể đề nghị Ngân hàng cung cấp thông tin của chủ tài khoản này để khởi kiện yêu cầu hoàn trả lại số tiền chuyển nhầm.

Thêm vào đó, nếu chủ tài khoản thụ hưởng đã được Ngân hàng thông báo đề nghị trả lại số tiền nhưng vẫn cố ý chiếm giữ trái phép tài sản thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 176, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Doanh nghiệp có nhiều người đại diện theo pháp luật cần biết

Theo khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2014, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quyết định các hoạt động, hướng phát triển, kinh doanh của công ty, đại diện công ty ký kết giấy tờ, hợp đồng, thực hiện giao dịch và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.