Chứng kiến giết người nhưng không cứu, bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật, không phải cứ có hành vi gây thiệt hại cho người khác hoặc gây nguy hiểm cho xã hội thì mới bị xử lý. Việc chứng kiến tội phạm hoặc không cứu giúp người khác gặp nguy hiểm đến tính mạng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.


Chứng kiến tội phạm giết người nhưng không tố giác, phạm tội gì?

Không tố giác tội phạm là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi biết, phát hiện về việc thực hiện hành vi phạm tội của người khác

Theo quy định của pháp luật, tố giác tội phạm được xem như một nghĩa vụ bắt buộc của công dân nhằm mục đích phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống tội phạm. Người biết được hành vi phạm tội của người khác nhưng không tố giác họ với cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm.

Cụ thể, Tội không tố giác tội phạm được quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

2. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Theo quy định trên, nếu chứng kiến tội phạm giết người nhưng không tố giác, người chứng kiến có thể bị xử lý về tội không tố giác tội phạm với mức phạt lên đến 03 năm.

Trường hợp người chứng kiến cố tình che người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trợ việc xử lý người phạm tội... thì người này có thể chuyển từ tội không tố giác tội phạm sang tội che giấu tội phạm.

Mức phạt của Tội che giấu tội phạm theo Điều 389 là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.

Xem thêm: Che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm: 5 điểm khác biệt

chung kien giet nguoi nhung khong cuuChứng kiến giết người nhưng không cứu, xử lý thế nào? (Ảnh minh họa)

Thấy người khác nguy hiểm đến tính mạng nhưng không cứu, có phạm tội không?

Việc cứu giúp khi người khác gặp nguy hiểm đến tính mạng không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân.

Vì vậy, nếu chứng kiến người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà có khả năng, điều kiện cứu giúp thì bắt buộc phải cứu người.

Nếu người bị nạn do không được cứu giúp mà chết, người chứng kiến có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng tại Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015:

1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3. Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Trong đó, người phạm tội này cần thỏa mãn các dấu hiệu sau:

- Người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn hoặc trong trường hợp khác đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng không có hành động gì để việc cứu giúp nạn nhân.

- Người phạm tội là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân. Họ có thể đưa người bị nạn đi cấp cứu, gọi cấp cứu hoặc biết cách sơ cứu nạn nhân… để ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn.

- Hậu quả chết người phải là hệ quả tất yếu của hành vi không cứu giúp người bị nạn.

Nếu thỏa mãn các dấu hiệu trên, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 07 năm. Đồng thời, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm.

Kết luận:

Trên đây là một số quy định của pháp luật khi để xử lý trong trường hợp chứng kiến giết người nhưng không cứu. Tùy từng trường hợp, người vi phạm có thể bị truy cứu về các tội khác nhau.

Việc quyết định tội phạm và hình phạt sẽ do Tòa án quyết định dựa trên bằng chứng, chứng cứ xác thực bởi quá trình điều tra của cơ quan chức năng.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Lái xe gây tai nạn chết người bị xử lý thế nào?
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.