Chuẩn trình độ giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất

Hiện nay, có rất nhiều bạn đọc có thắc mắc, làm giáo viên tiểu học thì phải đáp ứng những yêu cầu về trình độ đào tạo như thế nào? Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về trình độ chuẩn giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất.


Chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học phải có bằng đại học

Khoản b Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên như sau:

“b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.”

Như vậy, theo quy định trên, giáo viên tiểu học phải có bằng đại học thuộc ngành giáo dục đào tạo hoặc ngành chuyên ngành phù hợp kèm theo chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.

Tuy nhiên, để không gây khó khăn cho việc áp dụng do chưa đáp ứng kịp thời tiêu chuẩn này, Nhà nước đã quy định về lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học tại Điều 5 Nghị định 71/2020/NĐ-CP.

Trong đó, lộ trình nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học  được thực hiện từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030 và chia thành hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ ngày 01/12/2020 đến hết ngày 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;

- Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến hết ngày 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ

Căn cứ Điều 4, 5, 6 Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, yêu cầu trình độ ngoại ngữ với từng hạng giáo viên cấp 1 như sau:

Giáo viên tiểu học hạng II, III:

+ Giáo viên không dạy ngoại ngữ: Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

+ Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 2 theo quy định tại Thông tư 01.

Giáo viên tiểu học hạng IV:

+ Giáo viên không dạy ngoại ngữ: Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 1 theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc.

+ Đối với giáo viên dạy ngoại ngữ thì trình độ ngoại ngữ thứ hai phải đạt bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01 năm 2014.

Yêu cầu về trình độ tin học

Cũng theo Thông tư liên tịch 21, tiêu chuẩn về trình độ tin học của giáo viên tiểu học là phải có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của giáo viên tiểu học bao gồm: Có bằng đại học, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và yêu cầu về trình độ tin học.

chuan giao vien tieu hocTrình độ chuẩn giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất (Ảnh minh họa)

Giáo viên nâng chuẩn trình độ được hưởng nguyên lương, phụ cấp

Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 71 năm 2020, giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn có quyền:

- Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

- Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);

- Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;

Trong đó, tại Điều 4 Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định, mức hỗ trợ học phí của sinh viên sư phạm bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí tính theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.

Như vậy, giáo viên được cử đi đào đạo nâng chuẩn trình độ vẫn sẽ được hưởng nguyên lương, phụ cấp. Đồng thời, còn được Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo trong thời gian học tập thực tế (hỗ trợ không quá 10 tháng/năm học).

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 71 quy định, giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn còn có trách nhiệm:

- Thực hiện các quy định về đào tạo, quy chế và quy định về thời gian đào tạo; chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia các hoạt động đào tạo;

- Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại trường sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;

- Trong suốt thời gian khóa học, giáo viên vẫn phải thực hiện các nhiệm vụ công tác theo quy định khi không phải tham gia các hoạt động đào tạo;

- Trường hợp giáo viên không hoàn thành chương trình đào tạo theo thời gian quy định dẫn đến phải kéo dài thời gian đào tạo thì phải tự túc các khoản chi phí đào tạo phát sinh trong thời gian đào tạo kéo dài.

Trên đây là thông tin về trình độ chuẩn giáo viên tiểu học theo quy định mới nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cần đáp ứng những điều kiện gì?

Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cần đáp ứng những điều kiện gì?

Đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử cần đáp ứng những điều kiện gì?

Các điều kiện của đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử là tiêu chí quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn giải pháp hóa đơn điện tử uy tín và phù hợp. Dưới đây là điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử theo Thông tư 68.

Doanh nghiệp cần lưu trữ hóa đơn trong bao lâu?

Doanh nghiệp cần lưu trữ hóa đơn trong bao lâu?

Doanh nghiệp cần lưu trữ hóa đơn trong bao lâu?

Chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử đã và đang là xu hướng tất yếu của mọi đơn vị kinh doanh. Vậy, sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp cần lưu trữ trong bao lâu? Hóa đơn điện tử phải tuân thủ những điều kiện lưu trữ nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.