Chưa đăng ký kết hôn, con được mang quốc tịch nước ngoài?

Con sinh ra khi có bố/mẹ là người nước ngoài nhưng bố mẹ chưa đăng ký kết hôn có được mang quốc tịch nước ngoài hay không? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó.

Chưa đăng ký kết hôn, con được mang quốc tịch nước ngoài?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Quốc tịch sửa đổi, bổ sung năm 2014 quốc tịch của trẻ em được xác định như sau:

[....] 2. Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là công dân nước ngoài thì có quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con. Trường hợp trẻ em được sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thỏa thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con thì trẻ em đó có quốc tịch Việt Nam.

Đồng thời, khoản 1 Điều 36 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định:

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc chọn quốc tịch cho con.

Trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con thì văn bản thỏa thuận phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Do đó, con được mang quốc tịch nước ngoài khi bố mẹ chưa đăng ký kết hôn với điều kiện bố mẹ phải thỏa thuận bằng văn bản về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Tuy nhiên, do bố mẹ của trẻ chưa đăng ký kết hôn nên phải tiến hành thủ tục nhận cha con thì mới có thể đăng ký khai sinh và lựa chọn quốc tịch cho con.

Chưa đăng ký kết hôn, con được mang quốc tịch nước ngoài?

Cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, con vẫn có thể mang quốc tịch nước ngoài (Ảnh minh họa)

Thủ tục nhận cha, mẹ, con và lựa chọn quốc tịch cho con

Căn cứ Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP, thủ tục nhận cha, mẹ, con và lựa chọn quốc tịch cho con quy định như sau:

Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em mà có người yêu cầu đăng ký nhận con thì cơ quan đăng ký hộ tịch kết hợp giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh và thủ tục đăng ký nhận con như sau:

Hồ sơ gồm:

1. Tờ khai đăng ký khai sinh và Tờ khai đăng ký nhận con theo mẫu quy định;

2. Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật hộ tịch 2014 như sau:

Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

3. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 11 của Thông tư 15/2015/TT-BTP.

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con tham khảo tại đây.

Như vậy, để đăng kí khai sinh cho con mang quốc tịch nước ngoài thì cần phải thực hiện thủ tục nhận con theo quy định trên. Đồng thời gửi kèm văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà người đó là công dân.

Hồ sơ gửi đến Phòng Tư pháp nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Xem thêm:

Luật Hộ tịch: 8 điểm nổi bật nhất năm 2018

Thủ tục đăng ký kết hôn: Những điều cần biết 2018

Tờ khai đăng ký kết hôn mới nhất
LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan nào tiếp nhận đơn tố cáo?

Cơ quan nào tiếp nhận đơn tố cáo?

Cơ quan nào tiếp nhận đơn tố cáo?

Theo nguyên tắc quy định tại Điều 12, Điều 31 Luật Tố cáo năm 2011, tùy nội dung tố cáo mà người dân cần nộp đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cụ thể. Xác định đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết giúp việc giải quyết tố cáo nhanh chóng, chính xác, thuận lợi hơn.