“Chốt” phương án không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021

Trước tình hình dịch bệnh và ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 với nền kinh tế nước ta trong năm 2020, sáng ngày 05/8/2020, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã có phiên họp về việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.

Trong phiên họp này, có 09/13 thành viên tham gia bỏ phiếu và cả 09 phiếu đều đồng ý với phương án không điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2021 chiếm 69,2%.

Tiếp tục thực hiện tiền lương tối thiểu vùng theo tháng đến năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh trong năm 2021). Chưa ban hành tiền lương tối thiểu theo giờ năm 2021 để đồng bộ với tiền lương tối thiểu theo tháng.

Trước đó, sáng 23/6/2020, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã nhóm họp và đề xuất 02 phương án tiền lương tối thiểu vùng năm 2021:

Phương án 1: Khuyến nghị tiếp tục thực hiện mức lương tối thiểu vùng năm 2020 đến hết năm 2021 (không điều chỉnh lương tối thiểu năm 2021).

Phương án 2: Từ 01/7/2021 (lùi 06 tháng so với các năm trước), điều chỉnh bình quân 2,5% để duy trì, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động (tính trên cơ sở CPI năm 2021 dự kiến 4% trừ phần đã tăng vượt 1,51% của năm 2020).

không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021
Sẽ không tăng lương tối thiểu vùng năm 2021 (Ảnh minh họa)

Được biết, cơ sở để điều chỉnh tiền lương còn phụ thuộc vào việc khôi phục nền kinh tế, khắc phục hậu quả của Covid-19 và tình hình kinh tế thế giới. Do đó, chưa bàn đến việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2021 mà vẫn tiếp tục thực hiện theo Nghị định 90 năm 2019.

Điều này đồng nghĩa sẽ tiếp tục duy trì mức lương tối thiểu vùng năm 2020 cho năm 2021. Như vậy, mức tiền lương tối thiểu vùng năm 2021 cụ thể như sau:

- Mức 4,42 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng I;

- Mức 3,92 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng II;

- Mức 3,43 triệu đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng III;

- Mức 3,07 triệu đồng/tháng, áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vùng IV.

>> Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng năm 2020 trên cả nước

Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP - văn bản mới làm thay đổi hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ. Xem ngay bảng so sánh điểm mới so với Nghị định 123 để không bỏ sót những quy định mới có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.