Chống trả người bắt trộm có chuyển thành tội cướp tài sản?

Một trong những điểm phức tạp trong những vụ án hình sự là việc xác định có hay không việc chuyển hóa tội phạm. Đặc biệt, đối với những loại tội phạm xâm phạm sở hữu, việc xác định đó càng trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Băng trộm SH đâm chết 2 “hiệp sĩ” ở Sài Gòn

Lúc hơn 20h ngày 13/5, một người đàn ông khoảng 32 tuổi dừng xe SH trước cửa hàng thời trang trên đường Cách Mạng Tháng Tám (phường 10, quận 3, TP.HCM) rồi vào trong.

Một lúc sau, băng trộm khoảng 4 tên xuất hiện bẻ khoá xe. Trong lúc trộm chuẩn bị dắt xe đi thì nhóm “hiệp sĩ” khoảng 8 người xuất hiện, truy cản.

Băng trộm bất ngờ dùng hung khí tấn công khiến 2 “hiệp sĩ” tử vong; 4 người khác bị thương, đang được cấp cứu tại bệnh viện.

Gây án xong, băng trộm trên lập tức bỏ trốn. Hiện cơ quan công an đang truy tìm danh tính những nghi phạm liên quan đến vụ án.

Chống trả người bắt trộm có chuyển thành tội cướp tài sản?

Chống trả người bắt trộm có chuyển hóa thành tội cướp tài sản? (Ảnh minh họa)

Đã chuyển hóa thành tội cướp tài sản ?

Khoản 6 Mục I Thông tư số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 quy định về áp dụng tình tiết "hành hung để tẩu thoát". Cụ thể:

- Phạm tội thuộc trường hợp "hành hung để tẩu thoát" là trường hợp mà người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lại người bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém, bắn, xô ngã... nhằm tẩu thoát.

- Nếu người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng đã bị người bị hại hoặc người khác giành lại, mà người phạm tội tiếp tục dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc tấn công người bị hại hoặc người khác nhằm chiếm đoạt cho được tài sản, thì trường hợp này không phải là "hành hung để tẩu thoát" mà đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội cướp tài sản.

Căn cứ theo những quy định trên, có thể thấy, hành vi của băng trộm là để tẩu thoát. Do đó, không thể chuyển hóa tội trộm cắp tài sản sang tội cướp tài sản.

Xem thêm: 

Chính sách nào cho các Hiệp sĩ đường phố?

Phó Thủ tướng chỉ đạo khen thưởng hiệp sĩ dũng cảm hi sinh

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

10 điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán

Luật sửa đổi 9 Luật: Chứng khoán, Kế toán, Kiểm toán độc lập, Ngân sách Nhà nước, Quản lý, sử dụng tài sản công, Quản lý thuế, Thuế thu nhập cá nhân, Dự trữ quốc gia, Xử lý vi phạm hành chính được thông qua ngày 29/11/2024. Dưới đây là tổng hợp điểm mới của Luật sửa đổi 9 Luật 2024 về thuế, kế toán:

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có bao nhiêu chương, điều? Có hiệu lực ngày nào?

Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 được Quốc hội thông qua vào ngày 27/06/2024 với nhiều quy định đáng chú ý. Trong nội dung hôm nay cùng tìm hiểu Luật này có bao nhiêu chương, điều? Hiệu lực khi nào?

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Hướng dẫn thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thủ tục miễn kiểm định ô tô lần đầu từ 01/01/2025. Theo đó, cơ sở đăng kiểm sẽ lập hồ sơ phương tiện để cấp giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định mà chủ xe không phải đưa xe đến cơ sở đăng kiểm để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá.

Sắp có 3 thay đổi lớn về chính sách tiền lương

 Sắp có 3 thay đổi lớn về chính sách tiền lương

Sắp có 3 thay đổi lớn về chính sách tiền lương

Ngày 12/5/2018, Hội nghị trung ương 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã chính thức bế mạc. Sau 6 ngày thảo luận, Hội nghị nhất trí ban hành Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, dựa trên quan điểm tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người hưởng lương và gia đình họ.