Những hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những hoạt động thương mại không cần đăng ký kinh doanh gồm:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định.
- Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
- Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
- Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ…
Theo đó, việc cho thuê nhà trọ là hoạt động thương mại không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh. Do vậy, cho thuê nhà trọ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà 2019
Cho thuê nhà trọ vẫn cần đăng ký kinh doanh (Ảnh minh họa)
Cho thuê nhà trọ đăng ký kinh doanh dưới hình thức nào?
Hộ gia đình, cá nhân cho thuê trọ có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP), cụ thể:
Điều kiện đăng ký:
- Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh:
Theo Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
- Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện (Phòng Tài chính - Kế hoạch).
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Giải quyết và trả kết quả
Cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc nếu có đủ các điều kiện.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, phải thông báo rõ bằng văn bản cho người có yêu cầu đăng ký kinh doanh.
Lệ phí đăng ký: Lệ phí đăng ký kinh doanh thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (Thông tư 250/2016/TT-BTC).
Cho thuê nhà trọ không đăng ký kinh doanh bị phạt tới 3 triệu
Khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP), người cho thuê nhà trọ mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng.
Trường hợp tiếp tục cho thuê trọ trong thời gian bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động thì bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng.
Xem thêm:
Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà 2019
Không đăng ký tạm trú, chủ trọ hay người thuê trọ bị phạt?
Những quy định người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi
Đã có hướng dẫn mới về tính giá điện cho người thuê nhà
Mẫu Hợp đồng thuê nhà 2019 chuẩn xác và đầy đủ nhất
LuatVietnam