Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ: Vì sao cởi mở đến vậy?

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa liên tiếp ban hành nhiều Thông tư liên quan đến giáo viên và học sinh các cấp học. Một trong số đó là Thông tư 32 ban hành Điều lệ trường THCS, THPT với quy định cho học sinh dùng điện thoại.

Học sinh được dùng điện thoại trong giờ

Tại Điều 32 của Điều lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu ra 07 nhóm hành vi học sinh không được làm, đặc biệt khoản 4 nhấn mạnh học sinh không được:

Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

Trước đây, tại Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cấm triệt để học sinh sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học.

Nói tóm lại, kể từ ngày áp dụng Điều lệ mới (ngày 01/11/2020), học sinh cấp 2, cấp 3 trên cả nước sẽ được mang điện thoại đến trường và sử dụng ngay trong giờ học, nhưng phải đáp ứng 02 điều kiện:

- Sử dụng để phục vụ cho việc học tập;

- Được giáo viên cho phép.

Quy định này được ban hành đang nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều của dư luận. Trong đó, không ít người cho rằng việc cho phép học sinh được dùng điện thoại trong giờ sẽ rất khó kiểm soát, gây xao nhãng học tập…

Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ: Vì sao cởi mở đến vậy?Từ 01/11/2020, học sinh được dùng điện thoại trong giờ (Ảnh minh họa)


Sự cởi mở trong khuôn khổ cho phép

Như phân tích ở trên, Điều lệ quy định khá rõ ràng về điều kiện để học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ (chỉ dùng để phục vụ học tập và phải được giáo viên cho phép). Theo đó, có thể thấy đây là một quy định cởi mở, mềm dẻo và linh hoạt nhưng vẫn đặt ra giới hạn nhất định.

Đặc biệt hiện nay, trong bối cảnh “thời đại 4.0”, giáo viên và học sinh được khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Trong quá trình học tập, việc học sinh sử dụng điện thoại thông minh để tra cứu thông tin, sao chụp bài học, bài tập… là cần thiết.

“Bộ Giáo dục và Đào tạo không cấm dùng điện thoại trong lớp nhưng cũng không có nghĩa là được dùng một cách thoải mái, không có sự kiểm soát” - Đại diện Bộ khẳng định trên Vietnamnet.

Tại Điều lệ trường THCS, THPT ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT và Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đều cho phép giáo viên các cấp học này được sử dụng điện thoại di động trong giờ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

4 điểm mới của Điều lệ trường THCS, THPT giáo viên, học sinh cần biết

4 điểm mới của Điều lệ trường THCS, THPT giáo viên, học sinh cần biết

4 điểm mới của Điều lệ trường THCS, THPT giáo viên, học sinh cần biết

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Thông tư 32 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/11/2020. Trong đó có nhiều nội dung mới đáng chú ý liên quan đến học sinh, giáo viên ở cấp học này.