Cháy chợ - ai sẽ bồi thường cho các tiểu thương?

Trong các vụ cháy chợ, thiệt hại của các tiểu thương là rất lớn. Vậy ai sẽ bồi thường cho các tiểu thương hay các tiểu thương phải chấp nhận mất trắng?

Những ngày gần đây, nhiều vụ cháy lớn liên tiếp xảy ra. Khi nỗi tang thương của vụ cháy chung cư Carina ở Quận 8, TP. Hồ Chí Minh còn chưa kịp qua đi thì chiều ngày hôm qua (31/03/2018), một vụ cháy khủng khiếp lại xảy ra tại chợ Quang (Thanh Trì, Hà Nội). Toàn bộ 2 tầng chợ đã bị thiêu rụi, tiểu thương khóc ròng vì mất trắng, tài sản cả trăm triệu phút chốc hóa thành tro bụi…

Ai chịu trách nhiệm bồi thường khi cháy chợ?

Theo khoản 3 Điều 63 Luật Phòng cháy, chữa cháy 2001: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Tại các chợ, trách nhiệm tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy thuộc về người đứng đầu Ban quản lý chợ hoặc Doanh nghiệp quản lý kinh doanh và khai thác chợ. Nếu hỏa hoạn xảy ra do người đứng đầu chưa làm hết trách nhiệm trong việc bảo đảm phòng cháy, chữa cháy thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015; đồng thời, phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 

Còn nhớ, tại vụ cháy chợ Phố Hiến (Hưng Yên) cũng vào thời điểm này 4 năm trước, công ty quản lý chợ khi ấy đã phải bồi thường gần 40 tỷ tiền hàng hóa cho các tiểu thương, Phó trưởng ban quản lý chợ cũng phải chịu mức án 07 năm tù giam.

Tuy nhiên, việc xác định trách nhiệm bồi thường trong các vụ cháy chợ còn phụ thuộc vào các nguyên nhân gây cháy khác. Điều này sẽ được cơ quan chức năng điều tra làm rõ, dựa vào yếu tố lỗi của các bên liên quan.

Cháy chợ - ai sẽ bồi thường cho các tiểu thương?
Nếu thiếu trách nhiệm trong công tác phòng cháy chữa cháy, Ban Quản lý chợ sẽ phải bồi thường

Từ 15/04, chợ phải được mua bảo hiểm cháy nổ

Chợ kiên cố, bán kiên cố nằm trong Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ và thuộc diện phải quản lý về phòng cháy và chữa cháy, theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.

Ngày 15/04 tới đây, Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ có hiệu lực. Theo đó, không chỉ có chung cư từ 05 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5000m2  trở lên thuộc đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nổ, mà các chợ kiên cố, chợ bán kiên cố cũng phải mua loại bảo hiểm bắt buộc này.

Khi có hỏa hoạn xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường trong trường hợp thiệt hại do hành động cố ý gây cháy, nổ; do cố ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trực tiếp gây ra cháy, nổ.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Phân biệt Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản

Phân biệt Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản

Phân biệt Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản

Tội tham ô tài sản và Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là tội mà trong đó người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt cao nhất đối với Tội tham ô tài sản là tử hình, trong khi đó, Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản chỉ phải đối mặt với mức án cao nhất là chung thân.