Chó cắn chết người, chủ nuôi có bị xử lý hình sự?

Thời gian gần đây, số vụ chó tấn công người gây thương tích ngày càng tăng khiến nhiều người hoang mang, lo sợ. Vậy để chó cắn chết người, chủ nuôi bị xử lý thế nào?

Để chó cắn người, chủ nuôi bị phạt nào?

Theo Quyết định 193/QĐ-TTg ban hành ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ, để khống chế và loại trừ bệnh dại, người nuôi chó phải quản lý chó nuôi, phải tiêm phòng vac-xin dại cho đàn chó, cam kết nuôi nhốt (hoặc xích), giữ chó trong khuôn viên của gia đình, khi ra ngoài còn phải đeo rọ mõm cho chó, khi đưa chó ra nơi công cộng phải xích giữ chó hoặc có người dắt.

Đồng thời, căn cứ khoản 2 theo Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2020/NĐ-CP, chủ nuôi có thể bị phạt hành chính từ 01 - 02 triệu đồng khi:

+ Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho chó;

+ Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

Chó cắn chết người, chủ nuôi có bị đi tù?

Theo quy định của pháp luật, nếu chó nuôi cắn chết người, cơ quan chức năng cũng có thể xem xét xử lý trách nhiệm hình sự nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người tại Điều 295 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.

Cụ thể, Điều 295 quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, khi để chó cắn người, chủ nuôi không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu gây hậu quả chết người.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015, khi chó cắn người đi đường thì chủ sở hữu là người phải đứng ra bồi thường. Ngoài ra, còn có một số trường hợp phải chịu trách nhiệm liên đới nếu:

- Chó bị người thứ ba chiếm hữu, sử dụng và cắn người trong thời gian này thì người thứ ba phải bồi thường. Nhưng nếu chủ sở hữu cũng có lỗi thì người này cũng phải liên đới bồi thường thiệt hại.

- Chó bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật mà cắn người, gây thiệt hại thì người đang chiếm hữu, sử dụng trái phép phải bồi thường.

Chó cắn người chủ nuôi phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Cách xử trí khi gặp chó tấn công

Mặc dù Nghị định 90 đã quy định về việc xử lý tình trạng chó thả rông, tuy nhiên đã có nhiều vụ chó tấn công người ngay ở nơi công cộng gây thương tích, thậm chí có trường hợp tử vong vì chó cắn.

Trong trường hợp nếu chẳng may bị chó tấn công bất ngờ, có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:

- Giữ bình tĩnh và không dọa dẫm

Nếu không may gặp phải chó dữ thì việc làm đầu tiên là giữ để nghĩ cách phòng thủ chắc chắn. Đồng thời, không nên dọa dẫm và khiêu khích sự hưng hăng của chó, chúng sẽ càng dữ tợn hơn và sẵn sàng lao vào tấn công khiến bạn khó mà thoát thân được.

- Đánh lạc hướng

Sau khi giữ bình tĩnh rồi hãy nghĩ cách đánh lạc hướng chúng. Hãy ngồi xuống, nhặt một cành cây hay một viên đá, hoặc một vật gì đó, nếu có vật gì trong tay thì càng tốt. Hãy sử dụng những vật này để đánh lạc hướng chúng, làm cho chúng xao lãng, chuyển mục tiêu chú ý từ mình sang đồ vật đó bằng cách ném những vật này sang một nơi khác.

Hãy dùng những đồ vật như quả bóng, que củi... Để đánh lạc hướng chó

- Đi lùi thay vì quay người bỏ chạy

Khi chú chó chuyển hướng tấn công sang đồ vật mà chúng ta vừa nhử chúng để đánh lạc hướng thì chúng ta ngay lập tức đi lùi lại. Lúc này sự chú ý của chú chó với chúng ta đã giảm bớt, sự phòng ngự và tư thế tấn công cũng không còn đáng lo sợ nữa.

Mặc dù vậy chúng ta vẫn không được chủ quan, khinh suất, lúc này chúng ta vẫn phải giữ bình tĩnh, tay vẫn nắm chặt “vũ khí phòng thủ”, rời đi nhẹ nhàng và từ từ.

Một điều hết sức tối kỵ là dứt khoát không quay lưng về phía nó mà hãy từ từ đi lùi lại. Cách xa một đoạn nghĩa là bạn đã an toàn. Bởi vì lúc này, bạn sẽ nhìn thấy chú chó hung dữ đuổi theo bạn ban nãy hoặc là đã quay đầu chạy mất, hoặc là đang nằm phủ phục hoàn toàn mất cảnh giác.

Trong trường hợp xấu nhất bị chó đuổi theo và tấn công, sử dụng các biện pháp trên không được thì hãy nằm lăn ra đất, cuộn tròn mình, dùng hai tay ôm chặt che đầu và mặt. Con chó cho rằng tư thế kiểu bào thai đó thể hiện một thái độ phục tùng, đầu hàng, nó thường không cắn tiếp, có thể chỉ ngửi rồi bỏ đi.

Trên đây là một số quy định về: Chó cắn người chủ nuôi bị phạt thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục