Chính thức khoán kinh phí sử dụng nhà ở và xe công

Kinh phí khoán sử dụng nhà ở và xe công sẽ được thanh toán cho đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng tháng. Khoán kinh phí sử dụng nhà ở và xe công sẽ góp phần giảm chi ngân sách Nhà nước…

Ngày 26/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Một trong những nội dung nổi bật được nêu tại Nghị định này là việc Chính phủ sẽ khoán kinh phí sử dụng các loại tài sản công bao gồm: Nhà ở, xe ô tô…

khoán kinh phí sử dụng nhà ở và xe công
Hình ảnh minh họa

Theo Nghị định này, việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công được áp dụng đối với cán bộ, công chức, đối tượng khác có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công. Nhà nước khuyến khích áp dụng cơ chế khoán kinh phí sử dụng tài sản công đối với đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công nhưng không thuộc trường hợp bắt buộc.

Các tài sản liên quan đến bí mật Nhà nước sẽ không thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản công. Ngoài ra, việc khoán kinh phí sử dụng cũng không được thực hiện đối với trường hợp: Cơ quan Nhà nước đã được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản để phục vụ hoạt động, trừ trường hợp tài sản đó được xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với nhà ở công vụ, việc khoán kinh phí sử dụng được áp dụng đối với các đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ mà Nhà nước không có nhà ở công vụ để bố trí. Mức khoán kinh phí được xác định trên cơ sở giá thuê nhà ở phổ biến tại thị trường địa phương nơi đối tượng nhận khoán đến công tác phù hợp loại nhà ở và diện tích nhà ở theo tiêu chuẩn, định mức áp dụng đối với đối tượng nhận khoán.

Đối với xe ô tô, đối tượng, phương pháp xác định mức khoán kinh phí sử dụng xe thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

Kinh phí khoán đối với hai loại tài sản trên đều được thanh toán cho đối tượng nhận khoán cùng với việc chi trả tiền lương hàng tháng. Riêng kinh phí khoán trong trường hợp đi công tác được thanh toán cùng với việc thanh toán công tác phí. Những quy định này đã chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2018.

khoán kinh phí sử dụng nhà ở và xe công
Hình ảnh minh họa (ảnh: Internet)

Việc khoán kinh phí sử dụng tài sản công được xem là chủ trương đúng đắn, đem lại nhiều lợi ích như góp phần tiết kiệm chi ngân sách và tạo dư luận tốt. Cụ thể, việc thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe công sẽ góp phần giảm chi phí quản lý phương tiện đi lại, đồng thời giúp người được khoán chủ động trong mọi việc cũng như tiết kiệm thời gian đi lại cho cả hai bên.

Trước đó, Thành phố Hà Nội đã thực hiện thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô vụ phục vụ công tác chung khi đi công tác đối với các chức danh lãnh đạo tại 08 đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố từ ngày 01/03/2017. Phạm vi thí điểm gồm các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Lao động - Thương binh và Xã hội; các quận: Hà Đông, Long Biên; các huyện: Thanh Trì, Gia Lâm.

Để tìm hiểu thêm về những quy định liên quan, bạn đọc tham khảo:

Nghị định 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.