Chính thức: Đại tướng Tô Lâm được bầu làm Chủ tịch nước sáng 22/5/2024

Sáng 22/5/2024, với 472/473 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành bầu Đại tướng Tô Lâm giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo đó, tại kỳ họp thứ 7 diễn ra vào sáng 22/5, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết bầu Đại tướng Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an giữ chức Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026.

TÓM TẮT TIỂU SỬ

ĐỒNG CHÍ ĐẠI TƯỚNG TÔ LÂM

Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ,

Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an

- Ngày sinh:  10/7/1957        Nam/nữ: Nam         Dân tộc: Kinh.

- Quê quán: Xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

- Thành phần gia đình: Cán bộ.

- Nghề nghiệp khi được tuyển dụng: Học sinh.

- Ngày được tuyển dụng vào Công an nhân dân: 10/1974.  

- Ngày vào Đảng: 22/8/1981.       Ngày chính thức: 22/8/1982

- Trình độ được đào tạo:

        + Giáo dục phổ thông: 10/10.

        + Chuyên môn nghiệp vụ: Đại học An ninh nhân dân.

        + Học hàm, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ.

        + Lý luận chính trị: Cao cấp.

        + Ngoại ngữ: Anh C

- Khen thưởng: 3 Huân chương Quân công hạng Nhất (5/2014, 7/2015, 12/2020); Huân chương Quân công hạng Ba (7/2011); 02 Huân chương Chiến công hạng Nhất (01/2002; 9/2008); Huân chương Chiến công hạng Nhì (5/2007); Huân chương Chiến công hạng Ba (3/2007); Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng 1, 2, 3 (11/2015); Huy chương “Vì sự nghiệp An ninh Tổ quốc” (2002); Huân chương Tự do hạng Nhất của Nhà nước Lào (2017), Huân chương Lao động hạng Nhất của Nhà nước Lào (2017).

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII.

- Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, XIII.

- Đại biểu Quốc hội khóa XIV, XV.

- Cấp bậc hàm: Đại tướng tháng 02/2019.

Trước đó, ngày 20/3/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ.

Sau khi ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác thì bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21/3/2024 cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Căn cứ Điều 33 Nghị quyết số 71/2022/QH15, Chủ tịch nước được bầu như sau:

Bước 1: Danh sách đề cử bầu Chủ tịch nước được trình bởi Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đồng thời, đại biểu Quốc hội có thể giới thiệu thêm/tự ứng cử chức danh Chủ tịch nước.

Bước 2: Thảo luận và trao đổi các vấn đề liên quan.

Bước 3: Việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm/tự ứng cử (nếu có)

Bước 4: Thảo luận và biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước.

Bước 5: Ban kiểm phiếu sẽ được thành lập.

Bước 6: Bỏ phiếu kín để bầu Chủ tịch nước.

Bước 7: Kết quả kiểm phiếu, biểu quyết sẽ được Ban kiểm phiếu báo cáo.

Bước 8: Dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội.

Bước 9: Thảo luận.

Bước 10: việc giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo nghị quyết sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo.

Bước 11: Dự thảo Nghị quyết được biểu quyết thông qua.

Bước 12: Chủ tịch nước tuyên thệ.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục