Chính sách nào cho các Hiệp sĩ đường phố?

Trước những thương vong đã xảy ra đối với các Hiệp sĩ đường phố, câu hỏi đặt ra là các hiệp sĩ có được hưởng chính sách hỗ trợ nào theo quy định của pháp luật?

Những năm gần đây, nhiều nhóm Hiệp sĩ đường phố đã được thành lập tại Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh với vai trò bắt cướp, góp phần gìn giữ trật tự xã hội. Khi “tay không bắt cướp”, nhiều sự việc thương tâm đã xảy ra đối với các Hiệp sĩ đường phố.

Mới đây là sự việc nhóm hiệp sĩ bị băng cướp xe máy SH tấn công tại Quận 3, TP. HCM, khiến 2 hiệp sĩ tử vong, 3 hiệp sĩ bị thương. Trước những thương vong đã xảy ra đối với các Hiệp sĩ đường phố, câu hỏi đặt ra là các hiệp sĩ có được hưởng chính sách hỗ trợ nào theo quy định của pháp luật?

Chính sách nào cho các Hiệp sĩ đường phố?

Chính sách nào cho các Hiệp sĩ đường phố? (Ảnh minh họa)

Hiệp sĩ đường phố không phải người thi hành công vụ

Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cho phép tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác, báo tin về tội phạm; tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền giải ngay người bị bắt đến cơ quan công an gần nhất.

Như vậy, hoạt động bắt cướp của nhóm Hiệp sĩ đường phố nằm trong khuôn khổ được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, trong quá trình bắt cướp, nếu bị thương, bị tử vong, các Hiệp sĩ đường phố không đủ điều kiện để xác định là thương binh, liệt sĩ và được hưởng chính sách của đối tượng này theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công.

Đồng thời, các Hiệp sĩ đường phố cũng không được công nhận là những người thi hành công vụ. Theo Bồi thường trách nhiệm Nhà nước 2009, người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ hoặc người khác được cơ quan nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.

Có thể thấy, vì được thành lập một cách tự phát nên các Hiệp sĩ đường phố vẫn chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ, ưu tiên nào theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cần có sự quản lý chặt chẽ, đào tạo nghiệp vụ bài bản

Giữa bối cảnh tình hình tội phạm trộm, cướp đường phố phức tạp như hiện nay, sự nhiệt tình của các Hiệp sĩ đường phố rất có ích cho cộng đồng, góp phần hỗ trợ lực lượng công an phát hiện, truy bắt tội phạm. Tuy nhiên, để mô hình Hiệp sĩ đường phố hoạt động an toàn và có hiệu quả, nhiều ý kiến cho rằng hoạt động của các Hiệp sĩ đường phố cần phải có sự quản lý chặt chẽ của công an địa phương.

Đồng thời, các nhóm Hiệp sĩ đường phố cũng cần được tập huấn nghiệp vụ bài bản, được trang bị kiến thức pháp luật, kỹ năng ứng phó giải quyết các tình huống bất ngờ để đảm bảo an toàn cho mình và người khác. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ cụ thể để mô hình này hoạt động có hiệu quả.

Hoạt động bắt cướp một cách tự phát, không có kĩ năng và nghiệp vụ, ảnh hưởng đến sự an toàn của bản thân và người xung quanh sẽ không được khuyến khích.

Xem thêm:

Phó Thủ tướng chỉ đạo khen thưởng hiệp sĩ dũng cảm hi sinh

Chống trả người bắt trộm có chuyển thành tội cướp tài sản?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sắp có 3 thay đổi lớn về chính sách tiền lương

 Sắp có 3 thay đổi lớn về chính sách tiền lương

Sắp có 3 thay đổi lớn về chính sách tiền lương

Ngày 12/5/2018, Hội nghị trung ương 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã chính thức bế mạc. Sau 6 ngày thảo luận, Hội nghị nhất trí ban hành Nghị quyết về cải cách chính sách tiền lương, dựa trên quan điểm tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người hưởng lương và gia đình họ.