Tin vui với ngành kinh doanh bảo hiểm từ 01/11/2019

Từ ngày 01/11/2019 tới đây, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ (sau đây gọi là Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi) sẽ có hiệu lực. Kể từ ngày này, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm chính thức được mở đường.

Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là gì?

Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi quy định khái niệm về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm như sau:

Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là bộ phận cấu thành của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

- Tư vấn bảo hiểm

- Đánh giá rủi ro bảo hiểm

- Tính toán bảo hiểm

- Giám định tổn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Theo khái niệm trên, không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp mô giới bảo hiểm có thể kinh doanh dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mà bất cứ tổ chức, cá nhân kinh doanh bảo hiểm nào khác cũng có thể tham gia vào việc cung cấp dịch vụ này.

Chính sách mới với ngành kinh doanh bảo hiểm

Chính sách mới với ngành kinh doanh bảo hiểm từ 01/11/2019 (Ảnh minh họa)


Luật quy định thế nào về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm?

Hầu như các nội dung trong Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi đều tập trung vào việc quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Cụ thể:

Quyền tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm

Các doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, cá nhân và tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm đều được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích phát triển thị trường bảo hiểm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của pháp luật.

Cá nhân chỉ được cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm

Như đã nói ở trên, Luật cho phép cá nhân có thể kinh doanh dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Tuy nhiên, cá nhân chỉ được phép cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm.

Trong khi đó các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức có tư cách pháp nhân được cung cấp tất cả các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp

Khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, ngoài việc phải giữ bí mật thông tin khách hàng và sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Trong khi đó, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm cũng phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ này.

Một số hạn chế khác khi cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Luật đề ra một số yêu cầu với các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, như:

- Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưng

- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám đnh tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Điều kiện để được cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

- Đối với cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm:

  • Đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Nếu không, phải có bằng đại học trở lên chuyên ngành khác và có chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong và ngoài nước cấp.

- Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

  • Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;
  • Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm phải đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong và ngoài nước cấp.
  • Riêng cá nhân trực tiếp thực hiện giám định tổn thất còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật thương mại; cá nhân trực tiếp thực hiện tính toán bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn về hành nghề tính toán bảo hiểm và có tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Có thể thấy, lần đầu tiên các quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được luật hóa, tạo một hành lang pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp, cá nhân đang kinh doanh dịch vụ này. Việc đưa các quy định này vào Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi được cho là phù hợp với tinh thần của Hiệp định CPTPP mà Việt Nam mới gia nhập không lâu trước đó.

>> 5 điểm mới của Luật sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ


Lan Vũ

1900 6192 để được giải đáp qua tổng đài
0936 385 236 để sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn
Đánh giá bài viết:
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa

Tin cùng chuyên mục

8 điểm đáng chú ý của Nghị định 129/2025 về phân định thẩm quyền lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ

8 điểm đáng chú ý của Nghị định 129/2025 về phân định thẩm quyền lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ

8 điểm đáng chú ý của Nghị định 129/2025 về phân định thẩm quyền lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ

Về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nội vụ, Chính phủ nêu tại Nghị định 129/2025/NĐ-CP. Dưới đây là những điểm đáng chú ý.

10+ điểm đáng chú ý của Nghị định 151/2025 về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai

10+ điểm đáng chú ý của Nghị định 151/2025 về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai

10+ điểm đáng chú ý của Nghị định 151/2025 về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai

Trong bài viết dưới đây, LuatVietnam giới thiệu 10 điểm đáng chú ý Nghị định số 151/2025/NĐ-CP về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai từ 01/7/2025.

Infographic: Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp từ 01/7/2025

Infographic: Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp từ 01/7/2025

Infographic: Phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp từ 01/7/2025

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 121/2025/NĐ-CP về phân quyền, phân cấp quản lý Nhà nước Bộ Tư pháp, trong đó thể hiện phân quyền ở 06 lĩnh vực và phân cấp ở 03 lĩnh vực. Chi tiết có trong Infographic dưới đây của LuatVietnam.

7 điểm đáng chú ý của Nghị định 120/2025 về phân định thẩm quyền lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp

7 điểm đáng chú ý của Nghị định 120/2025 về phân định thẩm quyền lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp

7 điểm đáng chú ý của Nghị định 120/2025 về phân định thẩm quyền lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp

Dưới đây là 07 điểm đáng chú ý về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Tư pháp nêu tại Nghị định 120/2025/NĐ-CP.