Giải đáp chính sách hỗ trợ Covid-19 cho lao động tự do

Dù Thủ tướng đã ban hành Quyết định 23 hướng dẫn chi tiết về việc giải quyết thủ tục hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều người lao động tự do thắc mắc về việc chưa nhận được hỗ trợ.

Dưới đây, LuatVietnam sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc thường gặp của lao động tự do về chính sách hỗ trợ này.

Câu hỏi: Những ai được gọi là lao động tự do?

Theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2021, lao động tự do là người lao động không có giao kết hợp đồng lao động.

Trên thực tế, đó là: Xe ôm truyền thống, người bán hàng rong, bán vé số, thợ xây, thợ hồ, người thu gom rác, phế liệu, người giúp việc nhà/trông giữ trẻ, người làm nghề bốc vác, vận chuyển hàng hóa; tự làm hoặc lao động làm việc trong các lĩnh vực: ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu), lĩnh vực làm đẹp (cắt tóc, gội đầu, nail); lĩnh vực dịch vụ (karaoke, spa, internet, quán bar, vũ trường, rạp chiếu phim, phòng trà, phòng tập gym, thể dục thể thao)…

Từng địa phương sẽ quy định cụ thể về các đối tượng lao động tự do nhận được hỗ trợ.

Câu hỏi: Lao động tự do nhận được hỗ trợ bao nhiêu tiền?

Nghị quyết 68 chỉ rõ, lao động tự do được hưởng mức hỗ trợ ít nhất là 1,5 triệu đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày căn cứ vào số ngày tạm dừng hoạt động do dịch Covid-19.

Tuy nhiên, mức hỗ trợ cụ thể sẽ do các địa phương quyết định, căn cứ điều kiện cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương.

Ở Hà Nội: Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người/lần (theo Quyết định 3642/QĐ-UBND)

Ở Sóc Trăng: Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người, riêng người bán vé số được hỗ trợ 60.000 đồng/người/ngày (áp dụng cho 15 ngày) (theo Quyết định 1793/QĐ-UBND)

Ở Đồng Nai: Mức hỗ trợ là 1,5 triệu đồng/người đối với nông thôn và 2 triệu đồng/người đối với thành thị… (Quyết định số 2379/QĐ-UBND).

Câu hỏi: Lao động tự do cần đáp ứng điều kiện gì để nhận được tiền hỗ trợ?

Không giống với các đối tượng người lao động khác, điều kiện nhận hỗ trợ của lao động tự do không được quy định trong Nghị quyết 68 hay Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, mà do các tỉnh/thành quy định.

Cụ thể như:

Tại Hà Nội, theo Quyết định 3642, lao động tự do phải đáp ứng các điều kiện:

- Cư trú hợp pháp (có đăng ký thường trú, tạm trú)

- Bị mất việc làm do phải dừng hoạt động từ ngày 01/5/2021 - 31/12/2021.

Tại tỉnh Tây Ninh: Theo Quyết định 15/2021/QĐ-UBND, lao động tự do cần đáp ứng 03 điều kiện sau để được hỗ trợ:

- Mất việc làm, không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp hơn 01 triệu đồng/tháng đối với khu vực nông thôn và 1,3 triệu đồng/tháng đối với khu vực thành thị

- Do phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa hoặc phải dừng, tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước từ 01/5/2021 - 31/12/2021.

- Cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh.

Câu hỏi: Nếu tôi là lao động tự do, không có đăng ký thường trú, tạm trú thì có được hỗ trợ hay không?







Theo quy định chung của các địa phương, người lao động phải cư trú hợp pháp tại địa phương đó thì mới nhận được hỗ trợ. Theo luật cư trú, cư trú hợp pháp tức là phải có đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Như vậy trong trường hợp bạn có hộ khẩu ở quê, nhưng lên thành phố để sinh sống và làm việc tự do, mà không đăng ký tạm trú ở đây, thì rất tiếc là bạn không nằm trong diện nhận được hỗ trợ.

Câu hỏi: Tôi ở tỉnh Đồng Tháp, làm bán hàng online tại nhà có thuộc diện nhận được hỗ trợ hay không?







Căn cứ quyết định 964 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp thì tỉnh này chỉ hỗ trợ cho lao động tự do thuộc làm các ngành nghề như sau:

Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định;

- Thu gom rác, phế liệu;

- Bốc vác, vận chuyển hàng hoá (tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà kho).

- Lái xe mô tô 02 bánh chở khách.

- Người tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (phục vụ bàn ăn uống, đầu bếp, phục vụ bếp, lễ tân, tạp vụ); chăm sóc sức khỏe (massage, xoa bóp y học, châm cứu).

Những người này phải tạm dừng công việc, không có việc làm, giảm thu nhập trong thời gian tỉnh thực hiện giãn cách xã hội thì sẽ được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/lần. Do đó, công việc bán hàng online của bạn không thuộc diện được hưởng hỗ trợ.

Câu hỏi: Tôi là lao động tự do nhưng có con nhỏ dưới 06 tuổi, tôi có được hưởng thêm tiền hỗ trợ hay không?







Nghị định 68 và Quyết định 23 của Thủ tướng quy định rất rõ rằng, chỉ trong trường hợp bạn là người lao động có ký hợp đồng lao động và bị ngừng việc; bị tạm hoãn hợp đồng lao động; bị nghỉ việc không lương hay bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì bạn mới được hưởng thêm chính sách dành cho người nuôi con dưới 06 tuổi. Tức là với mỗi con dưới 06 tuổi sẽ được nhận thêm 01 triệu đồng.

Còn trường hợp bạn là lao động tự do thì sẽ không nhận được khoản tiền hỗ trợ thêm này mà chỉ nhận được 1,5 triệu đồng.

Câu hỏi: Nếu đáp ứng đủ điều kiện, tôi cần phải làm thủ tục nhận hỗ trợ như thế nào? Cần chuẩn bị giấy tờ gì và nộp cho ai?


Theo quy định của các địa phương hiện nay, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn sẽ có trách nhiệm rà soát các đối tượng, lên danh sách những người thuộc diện nhận được hỗ trợ. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã phê duyệt danh sách.

Một số địa phương còn yêu cầu công khai niêm yết danh sách này, như tại tỉnh Tây Ninh.

Như vậy, nếu thuộc đối tượng nhận được hỗ trợ, người lao động không cần chủ động làm bất cứ thủ tục gì, chỉ cần biết mình có ở trong Danh sách hỗ trợ của địa phương hay không.

Câu hỏi: Ở phường của tôi một số người đã nhận được hỗ trợ, nhưng tôi và một vài người khác thì chưa. Hỏi tổ trưởng tổ dân phố thì bảo rằng không có thông tin. Vậy tôi phải làm gì?

Nếu như người lao động tự do thuộc diện được hỗ trợ theo chính sách của địa phương, nhưng đến thời điểm này vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ thì có thể gọi đến đường dây nóng: 0911151166.

Hy vọng những giải đáp trên đã giúp độc giả hiểu thêm về chính sách hỗ trợ Covid-19 cho lao động tự do. Nếu như muốn tìm hiểu về chính sách hỗ trợ của từng địa phương cụ thể, vui lòng gọi đến số: 1900.6192.  



>> Tin vui với người lao động mùa Covid: Thất nghiệp vẫn có tiền!

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người dân đặt ra khi các tỉnh, thành phố đang thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập lại đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Cùng LuatVietnam tìm hiểu ngay “Có phải đổi sổ đỏ sang mẫu mới khi sắp xếp lại đơn vị hành chính?” không trong bài viết dưới đây.

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị xử phạt?

Từ 01/01/2025 mức phạt đối với hành vi vượt đèn đỏ tăng nặng. Người điều khiển phương tiện cũng cẩn thận, “dè chừng” hơn khi lưu thông. Một trong những vướng mắc nhiều người gửi về LuatVietnam đó là vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có bị phạt?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần: Mọi người lao động cần biết

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần: Mọi người lao động cần biết

Quy định về ngày nghỉ hằng tuần: Mọi người lao động cần biết

Hầu hết mỗi doanh nghiệp phải dành ra ít nhất từ 01 - 02 ngày/tuần để cho người lao động nghỉ ngơi, gọi là ngày nghỉ hằng tuần. Dưới đây, LuatVietnam sẽ điểm lại những quy định đáng chú ý về ngày nghỉ hằng tuần để người lao động biết và đòi hỏi quyền lợi cho mình.