Chia tay có được đòi quà?

Việc tặng quà trong tình yêu nam - nữ hay bất cứ mối quan hệ nào khác là điều hết sức bình thường. Nhưng khi “đôi ngả chia ly”, vẫn có không ít tranh chấp phát sinh xung quanh những món quà đã tặng. Về luật, người tặng có được đòi lại quà hay không?

Chia tay có được đòi quà?

Chia tay có được đòi quà? (Ảnh minh họa)

Nếu tặng quà không kèm theo điều kiện

Đối với quà tặng là động sản (điện thoại, máy tính, xe cộ, trang sức…)

Theo Điều 458 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực từ thời điểm người được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.

Như vậy, với các tài sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu như điện thoại, máy tính, trang sức… thì quyền sở hữu của người được tặng được xác lập ngay tại thời điểm nhận quà và người tặng không có quyền đòi lại.

Với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tô… thì người tặng được đòi lại nếu người được tặng chưa đăng ký quyền sở hữu; nếu đã đăng ký, tài sản thuộc về người được tặng.

Đối với quà tặng là bất động sản (nhà ở, đất đai)

Căn cứ Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015, nếu quà tặng là nhà ở, đất đai mà việc tặng cho đã được lập thành văn bản có công chứng và người được tặng đã đăng ký quyền sở hữu thì tài sản này thuộc về người được tặng; người tặng không có quyền đòi lại. Nếu việc tặng cho chỉ dừng lại ở những lời trao đổi bằng miệng thì giao dịch tặng cho được coi là vô hiệu, người tặng có quyền đòi lại.

Nếu tặng quà có kèm theo điều kiện

Điều 462 quy định, người tặng cho có thể yêu cầu người được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Theo đó, nếu người được tặng không thực hiện nghĩa vụ mà người tặng yêu cầu thì người này có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

[Tổng hợp] 8 căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng, đây là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền xem xét có hay không có dấu hiệu tội phạm để thực hiện khởi tố. Hiện nay, có 8 căn cứ không khởi tố được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?

Thừa kế nhà, đất phải có giấy tờ gì?

Thừa kế nhà, đất phải có giấy tờ gì?

Thừa kế nhà, đất phải có giấy tờ gì?

Đối với các tài sản có được do thừa kế, đặc biệt là các tài sản phải đăng ký sở hữu như nhà, đất, xe máy, ô tô… người thừa kế không nghiễm nhiên được công nhận là chủ sử dụng, chủ sở hữu. Để được pháp luật công nhận điều này, họ buộc phải thực hiện các thủ tục thừa kế.