Chia tài sản chung sau khi chồng mất thế nào?

Người chồng luôn đóng vai trò trụ cột kinh tế gia đình bởi họ là người lao động chính (cùng với người vợ) để duy trì cuộc sống cho các thành viên trong gia đình. Nếu chồng không may chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tài sản chung của hai vợ chồng được chia như thế nào?


Chia đôi tài sản thuộc sở hữu chung vợ chồng

Luật Hôn nhân và Gia đình mới nhất 2014 đã quy định cụ thể tại Điều 66 về cách giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên (vợ hoặc chồng) chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Cụ thể:

Thứ nhất, khi chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì vợ sẽ quản lý tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp chồng để lại di chúc và trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận người khác thì người được cử sẽ quản lý phần di sản đó.

Thứ hai, khi người vợ hoặc người có quyền thừa kế yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác về việc chia tài sản từ trước khi chồng qua đời. Phần tài sản của người chồng đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Thứ ba, trong trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình hoặc người vợ thì vợ có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế phân chia di sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Chia tài sản chung sau khi chồng mất thế nào?

Chia tài sản chung sau khi chồng mất theo Luật Hôn nhân và Gia đình (Ảnh minh họa)

Chia di sản thuộc sở hữu của người chồng đã mất

Sau khi đã chia đôi tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, phần di sản của người chồng sẽ tiếp tục được chia theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.

- Thời điểm mở thừa kế:

Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết.

- Chia di sản thừa kế theo di chúc:

Nếu người chồng đã để lại di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng trước khi mất thì phần di sản của chồng sẽ được chia cho những người có tên trong nội dung di chúc.

Tuy nhiên, dù di chúc của chồng không để lại phần tài sản nào cho người vợ thì vợ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật (theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015).

- Chia di sản theo quy định của pháp luật:

Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp người chồng mất mà không để lại di chúc, di chúc không hợp pháp thì phần di sản của chồng sẽ được chia đều cho những người thuộc cùng một hàng thừa kế, cụ thể:

+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

+ Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

+ Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trong đó, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi người chồng qua đời phải tuân theo những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Trường hợp người chồng có để lại di chúc hợp pháp thì phải làm theo di chúc. Trường hợp không có di chúc thì yêu cầu phân chia di sản của vợ chồng thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Bộ luật Dân sự.

Xem thêm:

Chồng ôm nợ về nhà, vợ có phải trả không?

Con nuôi được hưởng thừa kế như con đẻ?

Thừa kế nhà, đất phải có giấy tờ gì?

Trẻ sơ sinh có quyền hưởng thừa kế không?

Di chúc miệng được coi là hợp pháp khi nào?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước [mới nhất]

Nghị định 52/2024/NĐ-CP được ban hành đã thay thế Nghị định 101 nhằm giải quyết các vấn đề bất cập trên thực tiễn và theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế. Bài viết dưới đây sẽ xoay quanh nội dung về thủ tục mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước theo Nghị định 52.