Chi tiết các chi phí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Các chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư bao gồm chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu… Cụ thể các chi phí này được quy định thế nào?

Theo khoản 2 Điều 13 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư bao gồm:

- Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư;

- Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà đầu tư được bố trí từ vốn nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và được xác định trong tổng mức đầu tư;

- Nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện dự án phải trả chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư;

- Hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán cho nhà đầu tư.

Điều 7 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi phí trong lựa chọn nhà đầu tư cụ thể như sau:

(1) Giá bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Đối với đấu thầu trong nước: Mức giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 20 triệu đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 05 triệu đồng.

Đối với đấu thầu quốc tế: Mức giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không quá 30 triệu đồng; hồ sơ mời sơ tuyển không quá 10 triệu đồng.

(2) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; thẩm định kết quả sơ tuyển

- Chi phí lập hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng;

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng;

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng;

- Chi phí thẩm định kết quả sơ tuyển được tính bằng 0,01% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng.

chi phí lựa chọn nhà đầu tưChi phí đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư (Ảnh minh họa)

(3) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư

- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 200 triệu đồng;

- Chi phí thẩm định đối với từng nội dung về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 100 triệu đồng;

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,03% tổng mức đầu tư nhưng tối thiểu là 10 triệu đồng và tối đa là 200 triệu đồng.

Lưu ý:

- Đối với các dự án có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cùng một bên mời thầu tổ chức thực hiện, các dự án phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa 50% mức đã chi cho các nội dung chi phí quy định tại mục (2), (3).

Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư thì phải tính toán để bổ sung chi phí này vào chi phí chuẩn bị đầu tư.

- Các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả các dự án có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cùng một bên mời thầu tổ chức thực hiện, các dự án phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư) áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bên mời thầu trực tiếp thực hiện.

Đối với trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc này, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định và các yếu tố khác.

Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì việc xác định chi phí lương chuyên gia căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng mức đầu tư.

(4) Chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư về kết quả lựa chọn nhà đầu tư

Là 0,02% tổng mức đầu tư của nhà đầu tư có kiến nghị nhưng tối thiểu là 20 triệu đồng và tối đa là 200 triệu đồng.

(5) Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

Theo hướng dẫn tại Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu gồm:

+ Chi phí đăng tải thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);

+ Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);

+ Chi phí đăng tải thông báo mời thầu là 330.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);

+ Chi phí đăng tải danh sách ngắn là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

- Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

+ Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), chi phí này đã bao gồm chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống tính đến ngày cuối cùng của năm đăng ký;

+ Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng/năm (đã bao gồm thuế giá tri gia tăng).

Trên đây là các chi phí trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư hiện nay. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp.

>> Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm những gì?

>> Chi phí lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2024: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2024: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Sang tên Sổ đỏ hộ gia đình 2024: Hồ sơ, thủ tục và tiền phải nộp

Khi sang tên đất hộ gia đình thường gặp một số vướng mắc, thậm chí là tranh chấp giữa các thành viên nếu có người phản đối việc chuyển nhượng. Nếu người dân nắm rõ quy định dưới đây sẽ biết cách bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.