Chi phí lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì?

Có thể hiểu đơn giản đấu thầu là quá trình chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình. Theo đó, chi phí lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì, đã có thuế, phí, lệ phí chưa?

Căn cứ khoản 1 Điều 13 Luật Đấu thầu, chi phí trong lựa chọn nhà thầu bao gồm:

- Chi phí liên quan đến việc chuẩn bị hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và tham dự thầu thuộc trách nhiệm của nhà thầu;

- Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được xác định trong tổng mức đầu tư hoặc dự toán mua sắm;

- Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được phát miễn phí cho nhà thầu;

- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được bán/phát miễn phí cho nhà thầu.

chi phí lựa chọn nhà thầuChi phí lựa chọn nhà thầu bao gồm những gì? Có gồm thuế, phí chưa? (Ảnh minh họa)


Cụ thể, Điều 9 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn các khoản chi phí nêu trên như sau:

(1) Giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế)

- Đối với đấu thầu trong nước: Căn cứ quy mô, tính chất của gói nhưng hồ sơ mời thầu tối đa 02 triệu đồng; hồ sơ yêu cầu tối đa 01 triệu đồng;

- Đối với đấu thầu quốc: Mức giá bán theo thông lệ quốc tế.

(2) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển

- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng;

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển được tính bằng 0,03% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng.

 (3) Chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

- Chi phí lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng;

- Chi phí thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng.

Lưu ý, đối với các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì các chi phí: Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được tính tối đa là 50% mức chi phí tại mục (2), (3).

Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu thì phải tính toán, bổ sung chi phí lựa chọn nhà thầu vào dự án, dự toán mua sắm phù hợp với thực tế của gói thầu.

(4) Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất

- Chi phí đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 30 triệu đồng;

- Chi phí đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng.

(5) Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu

Kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,05% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng.

 (6) Chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu

Theo hướng dẫn tại Thông tư 11/2019/TT-BKHĐT, chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu gồm:

+ Chi phí đăng tải thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển là 330.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);

+ Chi phí đăng tải thông báo mời chào hàng là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);

+ Chi phí đăng tải thông báo mời thầu là 330.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng);

+ Chi phí đăng tải danh sách ngắn là 165.000 đồng/gói thầu/thứ tiếng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).

(7) Chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia

+ Chi phí đăng ký tham gia Hệ thống là 550.000 đồng (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng), chi phí này đã bao gồm chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống tính đến ngày cuối cùng của năm đăng ký;

+ Chi phí duy trì tên và hồ sơ năng lực của nhà thầu, nhà đầu tư trên Hệ thống là 550.000 đồng/năm (đã bao gồm thuế giá tri gia tăng).

Các chi phí lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (gồm cả các gói thầu có nội dung tương tự nhau thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm, các gói thầu phải tổ chức lại việc lựa chọn nhà thầu); chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu áp dụng đối với trường hợp chủ đầu tư, bên mời thầu trực tiếp thực hiện.

Trường hợp thuê tư vấn đấu thầu để thực hiện các công việc nêu tại các mục trên, việc xác định chi phí dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn và các yếu tố khác.

Ngoài ra, chi phí cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu về kết quả lựa chọn nhà thầu (nếu có) là 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng.

Lưu ý: Chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu nêu trên đã bao gồm toàn bộ thuế, phí, lệ phí (nếu có).

Trên đây là các chi phí trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp.

>> Chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm những gì?

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

[Tổng hợp] Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015

Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được xem là một trong những căn cứ để Tòa án quyết định mức phạt cụ thể tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Vậy Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như thế nào?