Chỉ có 1 mũ bảo hiểm, nên để ai đội?

Hiện nay, việc đội mũ bảo hiểm là yêu cầu bắt buộc đối với người tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện, xe đạp điện. Nếu không đội mũ bảo hiểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Vậy chỉ có một mũ bảo hiểm mà có hai người ngồi trên xe thì nên để ai đội để giảm bớt tiền phạt?


Có 1 mũ bảo hiểm: Để người chở hay người ngồi sau đội?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 ghi nhận:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo đó, tất cả những người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy định. Nếu không thực hiện đúng, cả người điều khiển và người ngồi sau đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

- Mức phạt đối với người điều khiển phương tiện:

Căn cứ

Hành vi

Mức phạt

Điểm i khoản 2 Điều 6

Điều khiển xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm

200.000 - 300.000 đồng

Điểm k khoản 2 Điều 6

Chở người ngồi trên xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm

Điểm d khoản 2 Điều 8

Điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

Điểm đ khoản 2 Điều 8

Chở người ngồi trên xe đạp máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

Theo đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt khi:

+ Bản thân họ không đội mũ bảo hiểm;

+ Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm.

- Mức phạt người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm:

Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100 nêu rõ:

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.

Theo đó, nếu không đội mũ bảo hiểm, ngay cả người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy cũng sẽ bị xử phạt từ 200.000 - 300.000 đồng.

Căn cứ vào các mức phạt nêu trên, có thể thấy, nếu người ngồi trước không đội mũ bảo hiểm thì chỉ phạt người điều khiển với mức 200.000 - 300.000 đồng.

Nhưng nếu người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm thì cả người điều khiển phương và người ngồi sau đều sẽ bị xử phạt. Lúc này, số tiền phải nộp phạt được tổng hợp của cả lỗi của người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm và hành vi chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm là 400.000 - 600.000 đồng, gấp đôi lỗi người ngồi trước không đội mũ bảo hiểm.

Bởi vậy, nếu chỉ có một mũ bảo hiểm, nên để cho người ngồi sau đội. Lúc này Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt người ngồi trước lỗi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà thôi.

Xem thêm...  

chi co 1 mu bao hiem nen de ai doi

Chỉ có 1 mũ bảo hiểm nên để ai đội? (Ảnh minh họa)


3 trường hợp ngoại lệ không cần đội mũ bảo hiểm

Như đã phân tích, khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy thì cả người điều khiển và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Cụ thể, điểm k khoản 2 Điều 6 Nghị 100/2019/NĐ-CP ghi nhận:

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Đồng thời, điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100 cũng nêu rõ:

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Như vậy, có 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

- Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;

- Trẻ em dưới 06 tuổi;

- Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Lưu ý: Người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách.

Xem thêm: 3 trường hợp không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe

Trên đây là giải đáp thắc mắc về việc chỉ có một mũ bảo hiểm nên để ai đội để giảm tiền nộp phạt. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?
Rồi Chưa
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Đã có Bản So sánh Nghị định 70/2025/NĐ-CP và Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 70/2025/NĐ-CP - văn bản mới làm thay đổi hàng loạt quy định về hóa đơn, chứng từ. Xem ngay bảng so sánh điểm mới so với Nghị định 123 để không bỏ sót những quy định mới có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp của bạn.

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Thay đổi đơn vị hành chính: Sắp có thay đổi lớn với công chức cấp xã?

Để quản lý cán bộ, công chức, viên chức phù hợp sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ đã ban hành dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có tác động lớn đến công chức cấp xã. Cùng theo dõi đề xuất thay đổi với công chức cấp xã khi thay đổi đơn vị hành chính.