Chế độ thai sản cho người nhận con nuôi gồm những gì?

Việc nhận nuôi con nuôi cũng làm phát sinh chế độ thai sản cho người lao động. Vậy chế độ thai sản cho người nhận con nuôi hiện đang được quy định như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết sau đây.


1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho người nhận con nuôi

Theo quy định tại Điều 30 và Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động nhận con nuôi sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

(1) Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

(2) Đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi nuôi con nuôi.

(3) Thuộc đối tượng áp dụng chế độ thai sản:

- Người lao động Việt Nam thuộc một trong các diện sau:

  • Người ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như quân nhân.
  • Người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã mà có hưởng lương.

- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ/giấy phép hành nghề và ký hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam (không bao gồm lao động nước ngoài di chuyển nội bộ và người đã đủ tuổi nghỉ hưu).

Lưu ý: Người lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH.

Chế độ thai sản cho người nhận con nuôi được quy định thế nào?
Chế độ thai sản cho người nhận con nuôi được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

2. Thời gian nghỉ chế độ thai sản của người nhận con nuôi

Theo Điều 36 Luật BHXH năm 2014, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con nuôi đủ 06 tháng tuổi.

Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản đã nêu ở mục 1 thì chỉ người cha hoặc người mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi nhưng không nghỉ việc thì không được hưởng tiền trợ cấp thai sản trong thời gian đáng lẽ được nghỉ. Theo Điều 11 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp này chỉ được giải quyết hưởng trợ cấp một lần.


3. Cách tính khoản trợ cấp thai sản khi nhận con nuôi

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi sẽ được nhận nhận các khoản trợ cấp sau đây:

(1) Tiền trợ cấp một lần khi nhận nuôi con nuôi.

Theo Điều 38 Luật BHXH, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được trợ cấp một lần như sau:

Trợ cấp một lần/con = 2 x Mức lương cơ sở

(2) Trợ cấp thai sản.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 39 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng như sau:

Mức hưởng

=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

x

Số tháng nghỉ

Trường hợp thời gian nghỉ có ngày lẻ không đủ tháng thì mức hưởng chế độ thai sản trong những ngày lẻ được tính như sau:

Mức hưởng ngày lẻ

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ

:

30 ngày

x

Số ngày nghỉ

Lưu ý: Cả cha và mẹ nuôi đều đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ có một người được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi.

Tiền chế độ thai sản cho người nhận con nuôi gồm những khoản nào?
Tiền chế độ thai sản cho người nhận con nuôi gồm những khoản nào? (Ảnh minh họa)

4. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho người nhận con nuôi

Căn cứ Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ và thủ tục giải quyết chế độ thai sản cho người nhận con nuôi được quy định như sau:

* Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

Người lao động chuẩn bị bản sao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

* Thủ tục hưởng chế độ thai sản:

Bước 1: Người lao động nộp hồ sơ cho doanh nghiệp hoặc cơ quan BHXH.

Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ kể trên, người lao động nộp lại cho doanh nghiệp nơi mình đang làm việc hoặc đã nghỉ việc thì nộp cho cơ quan BHXH nơi cư trú.

Thời hạn nộp:

- Người lao động tại doanh nghiệp: Hạn nộp là 45 ngày tính từ ngày người lao động trở lại làm việc.

- Người lao động đã thôi việc trước khi nhận con nuôi: Không giới hạn thời hạn nộp hồ sơ.

Bước 2: Chờ người sử dụng lao động hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH.

Bước này chỉ áp dụng với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

Trong 10 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, doanh nghiệp phải hoàn thiện giấy tờ để nộp cho cơ quan BHXH nơi đang đóng BHXH.

Bước 3: Người lao động nhận tiền chế độ thai sản do cơ quan BHXH chi trả.

Cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động với thời hạn như sau:

- 06 ngày làm việc: Đối với trường hợp nhận hồ sơ của doanh nghiệp

- 03 ngày làm việc: Đối với trường hợp nhận hồ sơ của người lao động thôi việc trước khi nuôi con nuôi.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chế độ thai sản cho người nhận con nuôi. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hướng dẫn 5 cách nhận biết tiền thật - giả dịp Tết đến

Hướng dẫn 5 cách nhận biết tiền thật - giả dịp Tết đến

Hướng dẫn 5 cách nhận biết tiền thật - giả dịp Tết đến

Cách nhận biết tiền giả, tiền thật là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, nhất là vào dịp Tết đến khi nhu cầu mua sắm và giao dịch hàng hóa tăng cao. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ ra 05 cách nhận biết tiền thật, giả mà ai cũng có thể áp dụng được.