Chế độ thai sản của lao động nữ sinh đôi có gì đặc biệt?
Mang thai và sinh một lúc hai con đồng nghĩa với việc sự vất vả cũng tăng lên gấp đôi. Theo quy định của pháp luật về chế độ thai sản, lao động nữ sinh đôi cũng được hưởng nhiều quyền lợi hơn so với thông thường.
Chế độ thai sản của lao động nữ sinh đôi có gì đặc biệt? (Ảnh minh họa)
Được nghỉ thêm 01 tháng thai sản
Hiện nay, lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp lao động sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, lao động nữ được nghỉ thêm 01 tháng.
Như vậy, nếu lao động nữ sinh đôi thì được nghỉ 07 tháng thai sản, nếu sinh ba thì được nghỉ 08 tháng thai sản…
Căn cứ: Khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành.
Vợ sinh đôi, chồng được nghỉ đến 14 ngày
Nếu như trường hợp vợ sinh một con, người chồng đang đóng BHXH được nghỉ 05 ngày làm việc hoặc 07 ngày nếu vợ sinh mổ, thì trong trường hợp vợ sinh đôi, số ngày nghỉ của người chồng cũng kéo dài hơn.
Cụ thể,:
- Nếu sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc;
- Nếu sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
- Nếu sinh đôi trở lên mà phải sinh mổ thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Căn cứ: Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tăng gấp đôi tiền trợ cấp thai sản
Lao động nữ sinh con được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Do đó, nếu lao động nữ sinh đôi thì mức trợ cấp này cũng sẽ tăng gấp đôi, tức là 04 lần mức lương cơ sở. Tương tự, với trường hợp sinh ba thì mức trợ cấp thai sản là 06 lần mức lương cơ sở…
Mức lương cơ sở tính đến 30/06/2019 là 1,39 triệu đồng/tháng; từ ngày 01/07/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức trợ cấp thai sản một lần của lao động nữ sinh đôi hiện nay là 1,39 triệu đồng x 4 = 5,56 triệu đồng; Từ 01/07/2019 là 1,49 triệu đồng x 4 = 5,96 triệu đồng.
Căn cứ: Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Ngoài những quyền lợi nêu trên, lao động nữ sinh đôi được hưởng trợ cấp mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH trong suốt thời gian nghỉ sinh.
Xem thêm:
Những quyền lợi dành riêng cho lao động nữ sinh mổ
Hướng dẫn tính tiền thai sản 2019
LuatVietnam
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Mang thai ngoài tử cung có được giải quyết chế độ thai sản? (27/01/2021 10:03)
- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần? (16/01/2021 19:30)
- Người trên 60 tuổi có được đóng BHXH không? (05/01/2021 13:00)
- Video: Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu năm đóng BHXH thì giải quyết thế nào? (28/12/2020 13:16)
- Các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH năm 2021 (16/12/2020 13:00)
- Cách tính trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu theo quy định mới nhất (16/12/2020 10:00)
- Chủ nhà có phải mua bảo hiểm y tế cho người giúp việc? (15/12/2020 10:00)
- Từ 2021, đủ năm đóng BHXH nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu phải làm gì? (11/12/2020 10:00)
- Từ 2021, làm gì khi đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu năm đóng BHXH? (09/12/2020 10:00)
- Quy định về giờ giảng, giờ nghiên cứu khoa học của giảng viên (28/01/2021 19:30)
- Infographic: Các địa phương giãn cách xã hội thế nào theo Chỉ thị 05? (28/01/2021 16:45)
- Đặt camera quay lén trong nhà nghỉ phạm tội gì? (28/01/2021 16:00)
- Điều kiện, thủ tục để quảng cáo thực phẩm chức năng (28/01/2021 15:00)
- Cần điều kiện gì để tự ứng cử đại biểu Quốc hội XV, HĐND 2021 - 2026? (28/01/2021 14:00)
- Bệnh nhân ung thư đi khám chữa bệnh được hưởng quyền lợi gì? (28/01/2021 13:10)
- Người làm công, người học nghề gây thiệt hại ai phải bồi thường? (04/01/2019 13:00)
- Lương tháng 13, thưởng Tết có tính đóng BHXH? (04/01/2019 10:23)
- Ý nghĩa các con số trên biển số ô tô, xe máy (04/01/2019 08:55)
- Các trường hợp từ chối tiếp công dân (04/01/2019 07:30)
- Luật Quảng cáo: Tổng hợp những nội dung đáng chú ý nhất 2019 (03/01/2019 20:00)