Chế độ thai sản cho người mang thai hộ mới nhất
Mang thai hộ là một trong những chủ đề được quan tâm nhiều trong những năm gần đây khi các trường hợp vô sinh hiếm muộn xảy ra ngày càng nhiều và có nguy cơ tăng cao. Vậy chế độ thai sản cho người mang thai hộ được quy định như thế nào?

Chế độ thai sản cho người mang thai hộ mới nhất (Ảnh minh họa)
Được nghỉ việc đến tối đa 06 tháng
Lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, một đạo luật - Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ghi nhận và bảo vệ hành vi mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Điều 3 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chế độ thai sản đối với lao động nữ mang thai hộ như sau:
- Được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai;
- Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa cụ thể:
+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
+ 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên
- Nghỉ việc hưởng thai sản cho đến khi giao con nhưng không quá 06 tháng (nếu sinh 01 con); trường hợp kể từ thời điểm sinh con đến thời điểm giao con hoặc thời điểm con chết chưa đủ 60 ngày thì được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đến khi đủ 60 ngày;
- Nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe.
Mức tiền thai sản được hưởng
Theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội hiện nay, mức hưởng chế độ thai sản cho người mang thai hộ được tính như sau:
- Mức hưởng chế độ sinh con = (Mbq6t /30 ngày) x 100% x Số ngày nghỉ
Trong đó: Mbq6t: Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
- Mức hưởng trợ cấp một lần = 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con.
Như vậy, lao động nữ mang thai hộ vẫn được hưởng đầy đủ chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, như những lao động nữ khác.
Xem thêm:
Khi nào được nhờ người mang thai hộ?
Chính thức cho phép mang thai hộ
Chế độ thai sản 2018: Quyền lợi của vợ, chồng cần nắm chắc
Thùy Linh
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi
1900.6192 hoặc gửi câu hỏi tại đây

- Có thai rồi mới đóng BHXH có "kịp" hưởng chế độ thai sản? (20/01/2021 10:00)
- Nghỉ việc trước khi sinh con có được hưởng thai sản? (14/01/2021 10:00)
- Tiền thai sản là tài sản chung hay riêng của vợ, chồng? (09/12/2020 09:00)
- Công thức tính tiền thai sản đơn giản cho mọi người lao động (04/12/2020 14:00)
- Hướng dẫn cách tính tiền thai sản sinh đôi năm 2021 (19/11/2020 14:00)
- Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? (10/11/2020 19:30)
- Các khoản tiền thai sản được nhận khi sinh mổ (05/11/2020 16:00)
- Chế độ thai sản đối với người nhận con nuôi (02/11/2020 09:00)
- Cách tính, cách nhận tiền dưỡng sức sau sinh (02/11/2020 09:00)
- Chế độ thai sản: Quyền lợi cần biết khi sinh con năm 2021 (30/10/2020 09:00)
- Điều kiện, thủ tục thành lập công ty chuyển phát nhanh (23/01/2021 12:00)
- Những khoản phụ cấp của công chức được tính theo lương cơ sở (23/01/2021 08:00)
- Hướng dẫn cách nghỉ Tết sớm đúng luật (22/01/2021 19:06)
- Giáo viên có được hưởng các khoản phụ cấp khi nghỉ hè không? (22/01/2021 16:00)
- Người đại diện theo pháp luật là ai trong các loại hình doanh nghiệp? (22/01/2021 15:00)
- Mức đóng, mức bồi thường bảo hiểm ô tô, xe máy từ 01/3/2021 (22/01/2021 14:00)
- Thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2019 (25/01/2019 16:00)
- Hướng dẫn chi tiết thủ tục khiếu nại mới nhất (25/01/2019 15:43)
- “Mách” công chức cách xử lý khi nhận được quà biếu Tết (25/01/2019 13:00)
- Công chức dùng xe công đi lễ hội, du xuân bị xử lý thế nào? (25/01/2019 10:09)
- Những điều tất cả doanh nghiệp cần biết trong năm 2019 (25/01/2019 09:03)