Học sinh khuyết tật được hưởng những chế độ đặc biệt nào?

Học sinh khuyết tật là một trong những đối tượng được quan tâm đặc biệt trong ngành giáo dục. Vậy Nhà nước đã có những chế độ dành riêng cho học sinh khuyết tật như thế nào?

1. Ưu tiên nhập học cao hơn độ tuổi quy định

Tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định về chế độ ưu tiên nhập học và tuyển sinh nêu rõ:

“Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với quy định chung là 3 tuổi.”

Trong đó, theo khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục, các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:

- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;

- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Như vậy, học sinh khuyết tật có thể vào học tiểu học khi 09 tuổi, học cấp 2 khi 14 tuổi và học cấp 3 khi 18 tuổi.
che do cho hoc sinh khuyet tatTổng hợp 5 chế độ cho học sinh khuyết tật (Ảnh minh họa)

2. Ưu tiên tuyển sinh, xét tuyển thẳng vào đại học

Chính sách ưu tiên tuyển sinh đối với người khuyết tật được quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 42 như sau:

“2. Ưu tiên tuyển sinh

a) Đối với trung học cơ sở, trung học phổ thông

Người khuyết tật được hưởng chế độ tuyển thẳng vào trung học phổ thông như đối với học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú và học sinh là người dân tộc rất ít người theo quy định tại Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở và tuyển sinh trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

b) Đối với trung cấp chuyên nghiệp

Người khuyết tật được xét tuyển thẳng vào trung cấp chuyên nghiệp theo Quy chế tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc các trường có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

c) Đối với đại học, cao đẳng

Người khuyết tật đặc biệt nặng được xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập ở phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét và quyết định tuyển thẳng vào học.

Người khuyết tật nặng được hưởng chính sách ưu tiên theo đối tượng khi đăng kí xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.”

Như vây, người khuyết tật sẽ được tuyển thẳng vào các trường cấp 2, cấp 3. Đồng thời, có thể được xét tuyển thẳng vào các trường trung cấp chuyên nghiệp mà không cần tham gia thi tuyển. Trường hợp là người khuyết tật đặc biệt nặng, học sinh còn có thể được xét tuyển thẳng vào các trường cao đẳng, đại học.

Việc xét tuyển vào các trường trung cấp, cao đẳng, đại học sẽ do Hiệu trưởng trường quyết định dựa trên kết quả học tập phổ thông, tình trạng sức khỏe của học sinh và yêu cầu của ngành đào tạo.

3. Học sinh khuyết tật thuộc đối tượng miễn, giảm học phí

Tại khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục quy định như sau:

“Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa, người khuyết tật, người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.”

Như vậy học sinh khuyết tật là một trong những đối tượng được miễn, giảm học phí theo quy định của Luật Giáo dục.

Tuy nhiên, hiện nay, Nhà nước chỉ quy định về miễn giảm học phí đến hết năm học 2020 - 2021 tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Trong đó, học sinh khuyết tật có khăn về kinh tế là một trong những đối tượng được miễn học phí.

Trong những năm tới, việc miễn, giảm học phí được thực hiện cụ thể như thế nào hiện vẫn chưa được Nhà nước nước “tiết lộ”.

che do cho hoc sinh khuyet tat
Tổng hợp 5 chế độ cho học sinh khuyết tật (Ảnh minh họa)

4. Học sinh khuyết tật được cấp học bổng hằng tháng

Tại Điều 7 Thông tư liên tịch 42 quy định về chính sách học bổng cho học sinh là người khuyết tật như sau:

“Người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học tại các cơ sở giáo dục được hưởng học bổng mỗi tháng bằng 80% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ.”

Trong đó, người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp sẽ được cấp học bổng 10 tháng/năm học.

Nếu người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng chính sách trên đang học tập tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì được cấp học bổng 9 tháng/năm học.

5. Học sinh khuyết tật được hỗ phương tiện, đồ dùng học tập

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch 42, người khuyết tật thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo đang học tại các cơ sở giáo dục được hỗ trợ kinh phí để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập với mức 01 triệu đồng/người/năm học.

Trường hợp người khuyết tật cùng một lúc được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất.

Trên đây là 5 chế độ dành riêng cho học sinh khuyết tật theo quy định mới nhất. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Cách tính tuổi vào lớp 1 theo quy định mới nhất
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.