"Chặt chém" khách du lịch dịp 30/4, 1/5 bị phạt nặng

Dịp lễ 30/4, 1/5 là thời điểm nhiều địa điểm vui chơi, giải trí đón một lượng lớn du khách. Mấy năm gần đây, tình trạng “chặt chém” khách du lịch vẫn diễn ra.

Không niêm yết giá có thể bị phạt đến 3 triệu đồng

Về chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ, khoản 1, 2 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP) có quy định cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 500.000  - 01 triệu đồng đối với một trong các hành vi:

- Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;

- Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.

2. Phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng đồng đối với một trong các hành vi sau:

- Hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;

- Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.

Theo quy định nêu trên, hành vi các điểm kinh doanh nhà hàng, quán ăn… không niêm yết công khai giá dịch vụ có thể sẽ bị phạt tối đa 03 triệu đồng.

Chặt chém khách du lịch dịp 30/4, 1/5

Chặt chém khách du lịch dịp 30/4, 1/5 bị phạt thế nào? (Ảnh minh họa)

Phạt đến 55 triệu đồng với hành vi tăng giá bất hợp lý

Hành vi tăng giá bất hợp lý hay còn được gọi là “chặt chém” cũng phải chịu những mức  phạt khá nặng.

Khoản 3 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 49/2016/NĐ-CP) nêu rõ, mức phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng sẽ áp dụng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá.

Trong khi đó, Khoản 1 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ–CP quy định về mức tiền phạt đối với hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.

Cụ thể: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:

- Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.

Không chỉ vậy, Khoản 6 Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ - CP còn quy định, hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ bị phạt tiền từ 25 -  55 triệu đồng.

Xem thêm:


Tăng gần 30.000 vé tàu phục vụ dịp Lễ 30/4, 1/5

Đi làm ngày Giỗ Tổ, 30/4 - 1/5 được hưởng lương thế nào?

“Hét giá” dịp 30/04, khách sạn, nhà nghỉ bị phạt nặng

Cấm xe đường Nguyễn Huệ dịp 30/4, các xe lưu thông hướng nào?

LuatVietnam

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Nhiều người đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam thắc mắc có phải làm thủ tục đăng ký lại không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cụ thể giải đáp vấn đề: Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài có phải đăng ký lại ở Việt Nam không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không?

Thu nhập vãng lai dưới 2 triệu đồng có phải nộp thuế TNCN không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thời vụ, đặc biệt là những bạn sinh viên làm việc thời vụ, part-time thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc nêu trên.

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Đề xuất: Chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc

Trong Hội nghị họp đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 5 vào cuối tháng 03/2024 vừa qua đã đưa ra đề xuất chạy Grab và shipper cũng phải đóng BHXH bắt buộc. Theo đó, đề xuất này sẽ được Chính phủ thảo luận và có thể sẽ lên lộ trình áp dụng bắt đầu từ năm 2026.